Hàng chính ngạch là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong những trường hợp nào? Hoạt động quản lý Nhà nước về ngoại thương cần đảm bảo các nguyên tắc nào?
>> Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của ngân hàng DongA Bank như thế nào?
>> Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài là gì?
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể nào về hàng chính ngạch là gì? Tuy nhiên quý khách hàng có thể tham khảo định nghĩa sau để tìm hiểu hàng hóa chính ngạch là gì:
Hàng chính ngạch là thuật ngữ dùng để chỉ hàng hóa được nhập khẩu hoặc xuất khẩu theo đúng các quy định và quy trình về hải quan và thuế quan của một quốc gia hoặc khu vực. Đây là các loại hàng hóa được mua bán, vận chuyển hợp pháp đến các điểm đến mà không bị cấm vận hay giữ lại do vi phạm quy định của quốc gia liên quan.
Việc sử dụng hàng chính ngạch giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động giao dịch ngoại thương. Điều này không chỉ đảm bảo rằng hàng hóa được mua bán một cách hợp pháp và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, mà còn góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, sử dụng hàng chính ngạch còn giúp các bên tham gia giao dịch tránh được những rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như hàng hóa không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, hoặc vi phạm pháp luật. Đồng thời, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng lòng tin giữa các đối tác kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong thương mại quốc tế.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Hàng chính ngạch là gì; Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong những trường hợp nào
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về việc áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu cụ thể như sau:
1. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
c) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;
d) Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về các nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương cụ thể như sau:
1. Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu.
3. Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.