Tết 2025 đốt vàng mã không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu? Đốt vàng mã Tết 2025 vào ngày nào là tốt nhất? Buôn bán vàng mã thì cần đăng ký kinh doanh ngành nghề nào?
>> Lịch nghỉ tết Nguyên đán của ngân hàng VPBank năm 2025 như thế nào?
>> Điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh là gì?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền cá nhân (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Như vậy, dịp Tết 2025 cá nhân đốt vàng mã không đúng nơi quy định bị phạt tiền từ 200 - 500 nghìn đồng.
Tổ chức đốt vàng mã không đúng nơi quy định bị phạt tiền từ 400 nghìn - 01 triệu đồng.
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Tết 2025 đốt vàng mã không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Dưới đây là những ngày và giờ tốt nhất để đốt vàng mã vào dịp Tết Nguyên Đán 2025:
(i) Mùng 3 Tết (31/01/2025)
Đây là ngày được nhiều gia đình lựa chọn để hóa vàng, bởi theo phong tục, tổ tiên đã nhận đầy đủ lộc Tết và chuẩn bị quay về cõi vĩnh hằng. Những khung giờ tốt nhất để tiến hành nghi lễ:
- Giờ Tỵ (9h – 11h): Thời điểm này được coi là vượng khí, mang lại sự phát tài, thịnh vượng.
- Giờ Mùi (13h – 15h): Biểu tượng của sự sung túc, no đủ, rất thích hợp để hóa vàng.
(ii) Mùng 4 Tết (01/02/2025)
Ngày này phù hợp với các gia đình bận rộn hoặc muốn tổ chức lễ hóa vàng sau những ngày đầu năm đông đúc. Khung giờ đẹp bao gồm:
- Giờ Thìn (7h – 9h): Đây là giờ tốt để khởi đầu một năm mới thuận lợi, mang ý nghĩa cát lành.
- Giờ Ngọ (11h – 13h): Mang lại năng lượng tích cực, giúp gia đình cầu chúc bình an và may mắn.
(iii) Mùng 5 Tết (02/02/2025)
Ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ Tết, thích hợp để khép lại các nghi lễ và chuẩn bị bước vào cuộc sống thường nhật. Thời điểm tốt nhất để hóa vàng trong ngày này:
- Giờ Mão (5h – 7h): Khoảng thời gian sáng sớm mang ý nghĩa khai mở điều mới mẻ và tốt đẹp.
- Giờ Dậu (17h – 19h): Là giờ giao thoa giữa ngày và đêm, tạo không gian linh thiêng, thích hợp cho các nghi lễ quan trọng.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ Phụ lục II - Nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
47899: Bán lẻ hàng hóa khác chưa được phân vào đâu, lưu động hoặc tại chợ
Nhóm này gồm:
- Bán lẻ động vật cảnh và thức ăn cho động vật cảnh;
- Bán lẻ đồ thờ cúng, vàng mã và hàng hóa phục vụ mục đích tín ngưỡng khác;
- Bán lẻ hàng hóa sử dụng để lau chùi, quét dọn, làm vệ sinh như chổi, bàn chải, khăn lau...;
- Bán lẻ súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao;
- Bán lẻ tem và tiền kim khí;
- Bán lẻ hàng hóa phi lương thực, thực phẩm chưa được phân vào đâu.
Lưu ý mã ngành 47899: Bán lẻ hàng hóa khác chưa được phân vào đâu, lưu động hoặc tại chợ này là ngành kinh tế cấp 05.
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, khi muốn đăng ký kinh doanh đồ thờ cúng, vàng mã ở các chợ thì phải ghi ngành kinh tế cấp bốn của ngành nghề này, cụ thể:
4789: Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ
Chi tiết: Bán lẻ đồ thờ cúng, vàng mã và hàng hóa phục vụ mục đích tín ngưỡng khác.