Điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh là gì? Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định như thế nào?
>> Long An bán pháo hoa Bộ Quốc phòng ở đâu?
>> Cửa hàng bán pháo hoa Bộ Quốc phòng ở Cần Thơ?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh như sau:
(i) Có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi.
(ii) Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:
- Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2.
Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m; có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi.
- Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi.
- Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Toàn văn Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn |
Điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh là gì
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất bao gồm:
(i) Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính.
(ii) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
(iii) Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ: 1 bản chính.
(iv) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
(v) Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng hóa đã qua sử dụng thì không phải nộp các giấy tờ nêu tại khoản (iv) và (v) Mục này.
Căn cứ Điều 31 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất bao gồm:
(i) Duy trì điều kiện theo quy định trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
(ii) Nghiêm túc giải tỏa hàng thực phẩm đông lạnh tại cảng, cửa khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có hiện tượng ách tắc, tồn đọng.
(iii) Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
(iv) Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí sau đây (nếu phát sinh):
- Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam.
- Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy.
- Thanh toán các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất và gửi kho ngoại quan hàng hóa.
(v) Báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định.