Hạn mức rút tiền mặt ngoại tệ tại nước ngoài bao nhiêu một ngày năm 2025? Đối tượng được sử dụng thẻ bao gồm những ai? Xử lý trường hợp mất thẻ, lộ thông tin thẻ như thế nào?
>> Bến xe khách được phân làm mấy loại? Đó là những loại nào?
>> Cổ phần ưu đãi biểu quyết có được chuyển nhượng hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư 18/2024/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/07/2024), hạn mức rút tiền mặt ngoại tệ được quy định như sau:
Hạn mức thẻ
1. TCPHT thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và quy định pháp luật có liên quan.
2. Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam trong một ngày.
…
Như vậy, hạn mức rút tiền mặt ngoại tệ tại nước ngoài năm 2025 tối đa 30 triệu đồng/ngày.
Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Hạn mức rút tiền mặt ngoại tệ tối đa 30 triệu đồng/ngày
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Thông tư 18/2024/TT-NHNN, đối tượng được sử dụng thẻ bao gồm:
(i) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
(ii) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
(iii) Tổ chức đủ điều kiện mở tài khoản thanh toán được sử dụng thẻ ghi nợ.
Tổ chức là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được sử dụng thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh.
Lưu ý: Chủ thẻ là tổ chức được ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân sử dụng thẻ của tổ chức đó hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ theo quy định tại Thông tư 18/2024/TT-NHNN và quy định của pháp luật về ủy quyền.
Chủ thẻ phụ được sử dụng thẻ theo chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính nhưng chỉ trong phạm vi quy định sau đây:
(i) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
(ii) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
(iii) Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó (chủ thẻ chính) đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước.
Ngoài ra, đối tượng chủ thẻ ở Mục 2.1 và 2.2 nếu là người nước ngoài thì phải có thời hạn cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm đề nghị phát hành thẻ; thời hạn hiệu lực thẻ không vượt quá thời hạn cư trú còn lại tại Việt Nam.
Căn cứ Điều 18 Thông tư 18/2024/TT-NHNN, việc xử lý khi mất thẻ, lộ thông tin thẻ được quy định như sau:
(i) Khi mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ, chủ thẻ phải thông báo ngay cho tổ chức phát hành thẻ.
(ii) Khi nhận được thông báo của chủ thẻ, tổ chức phát hành thẻ phải thực hiện ngay việc khóa thẻ và phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra, đồng thời thông báo lại cho chủ thẻ.
(iii) Sau khi thực hiện khóa thẻ, tổ chức phát hành thẻ hoàn thành việc xử lý thông báo nhận được từ chủ thẻ không quá 05 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc 10 ngày làm việc đối với thẻ có BIN do tổ chức phát hành thẻ cấp kể từ ngày nhận được thông báo của chủ thẻ.
(iv) Trong trường hợp thẻ bị lợi dụng, gây ra thiệt hại, tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ phân định trách nhiệm và thương lượng cách xử lý hậu quả. Trường hợp hai bên không thống nhất thì việc xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật.