Găm hàng là gì? Mức xử phạt của hành vi găm hàng được quy định như thế nào? Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định cụ thể ra sao?
>> Phương tiện giao thông thông thường là gì? Xe cơ giới theo năng lượng sử dụng gồm những loại nào?
>> SME là gì? Có bao nhiêu tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Găm hàng được hiểu là các trường hợp có hàng hóa nhưng không bán hàng để chờ giá cao hơn mà không có lý do chính đáng như: cắt giảm địa điểm, phương thức bán hàng, lượng hàng hóa bán ra thị trường; ngừng bán hàng hóa ra thị trường; không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng hoặc có mở cửa nhưng không bán hàng…
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Găm hàng là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 32 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 23 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP), hành vi găm hàng được quy định như sau:
(i) Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP mà không có lý do chính đáng:
- Cắt giảm địa điểm bán hàng.
- Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó.
- Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó.
- Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.
(ii) Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP mà không có lý do chính đáng:
- Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường.
- Ngừng bán hàng hóa ra thị trường.
- Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng.
- Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.
(iii) Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Đối với khoản (iii), ngoài bị xử phạt với mức tiền nêu trên còn bị tịch thu tang vật và tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng.
Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt dành cho cá nhân, đối với tổ chức mức phạt gấp 02 lần mức phạt cá nhân (điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Như vậy, tùy vào tính chất hành vi mà mức phạt tiền sẽ khác nhau và có thể lên đến 30 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức.
Căn cứ Điều 81 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 44 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP), thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định như sau:
(i) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
- Phạt cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 5 triệu đồng.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10 triệu đồng.
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
(ii) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
- Phạt cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 và Mục 9 Chương II Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
- Phạt tiền đến 50 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, h, i, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
(iii) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
- Phạt cảnh cáo.
- Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP.