SME là gì? Có bao nhiêu tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa? Có bao nhiêu tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa? Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
>> Tiêu chí về điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt từ năm 2025?
>> Tiêu chí điểm dừng đón trả khách từ ngày 01/01/2025?
“SME là gì?” được giải đáp như sau: SME (Small and Medium Enterprise) là thuật ngữ chỉ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, được xác định dựa trên các tiêu chí về quy mô như số lượng lao động, doanh thu hàng năm, hoặc tổng vốn đầu tư. SME thường có đặc điểm là quy mô hoạt động nhỏ gọn, tính linh hoạt cao, và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, thúc đẩy đổi mới, và phát triển kinh tế ở cả cấp độ địa phương và quốc gia.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể như sau:
(i) Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
- Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
- Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
(ii) Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
SME là gì; Có bao nhiêu tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại Điều 5 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm:
(i) Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(ii) Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.
(iii) Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực.
(iv) Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật.
(v) Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.
Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn.
(vi) Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 6 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:
(i) Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
- Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước.
- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
- Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
(ii) Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại các gạch đầu dòng thứ nhất, hai và ba khoản (i) Mục này phải được lập dự toán, thẩm định, phê duyệt, quyết toán theo quy định của pháp luật.
Quý khách xem thêm >> Lưu ý đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động năm 2024