Dư nợ là gì? Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi từ năm 2025 có gì khác so với năm 2024? Ngân hàng phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là bao nhiêu?
>> Cổng thông tin điện tử Chương trình hỗ trợ cửa hàng bán lẻ chuyển đổi số là gì?
Hiện nay các văn bản pháp luật không có định nghĩa cụ thể về “Dư nợ là gì?”. Tuy nhiên có thể hiểu dư nợ như sau:
Dư nợ là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác sau khi đã nhận được một khoản vay. Số tiền này bao gồm cả số tiền gốc ban đầu và số tiền lãi phát sinh trong quá trình vay. Mỗi khi trả góp, dư nợ sẽ giảm dần. Khi dư nợ về 0 nghĩa là khoản vay đã trả hết.
Một số thuật ngữ về dư nợ thường gặp như:
- Dư nợ tín dụng: Là khoản nợ khi dùng thẻ tín dụng để chi tiêu với hình thức “mua trước trả tiền sau” khi đến kỳ hạn đã định.
- Dư nợ quá hạn: Là khoản nợ của người đi vay đến kỳ hạn nhưng chưa thanh toán tiền nợ và lãi theo hợp đồng với tổ chức tín dụng.
Lưu ý: Nội dung trên về “Dư nợ là gì?” chỉ mang tính tham khảo.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Dư nợ là gì, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi từ năm 2025 có gì khác
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 20 Thông tư 22/2019/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2022/TT-NHNN), tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- LDR: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.
- L: Tổng dư nợ cho vay.
- D: Tổng tiền gửi.
Theo đó, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi từ năm 2025 vẫn được tính theo công thức theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN. Tuy nhiên có sự thay đổi về tổng tiền gửi (D). Cụ thể như sau:
Tổng tiền gửi (D) bao gồm:
a) Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài (bao gồm cả tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác), trừ các khoản sau đây:
(i) Tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng;
(ii) Tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước;
(iii) Tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước theo lộ trình sau đây:
- Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến 31/12/2023: 50% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;
- Từ ngày 01/01/2024 đến 31/12/2024: 60% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;
- Từ ngày 01/01/2025 đến 31/12/2025: 80% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước;
- Từ ngày 01/01/2026: 100% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.
b) Tiền gửi của cá nhân, trừ tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng.
c) Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.”
Như vậy, từ năm 2025 đến hết 31/12/2025, tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài dùng để xác định tổng tiền gửi (D) không bao gồm 80% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước thay vì 60% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước như năm 2024.
Căn cứ khoản 5 và khoản 6 Điều 20 Thông tư 22/2019/TT-NHNN, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa 85%.
Lưu ý:
- Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới thành lập trong 03 năm đầu tiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ cụ thể khác với các tỷ lệ nêu trên đối với từng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải thực hiện tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi quy định nêu trên nếu vốn điều lệ, vốn được cấp còn lại sau khi trừ đi lỗ lũy kế (được xác định trên bảng cân đối tài khoản kế toán tại thời điểm tính tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi), giá trị nguyên giá của các khoản mua, đầu tư tài sản cố định, góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật lớn hơn dư nợ cho vay.
Tóm lại, ngân hàng phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 85%.