Dữ liệu BIM là gì? Ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM trong hoạt động xây dựng như thế nào? Các giai đoạn trong đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như thế nào?
>> Những biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả nào được cơ sở áp dụng trong quá trình sản xuất?
>> Tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, dữ liệu BIM là tài nguyên số được tạo lập, quản lý và khai thác trong quá trình thực hiện dự án xây dựng.
Phạm vi, nội dung thực hiện và các yêu cầu thông tin cần thiết của BIM đối với công trình được áp dụng BIM sẽ được thực hiện theo thỏa thuận được nêu tại hợp đồng của các bên có liên quan tại từng giai đoạn của dự án và đáp ứng yêu cầu tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, việc áp dụng mô hình thông tin công trình BIM trong hoạt động xây dựng được quy định như sau:
(i) Áp dụng đối với dự án có quy mô từ nhóm B trở lên ở thời điểm bắt đầu chuẩn bị dự án và chỉ yêu cầu áp dụng đối với công trình xây dựng mới từ cấp II trở lên thuộc dự án.
(ii) Đối với các công trình không thuộc đối tượng quy định tại khoản (i) Mục này, khuyến khích chủ đầu tư chủ động áp dụng BIM trong đầu tư xây dựng và cung cấp tập tin BIM trong hồ sơ thiết kế vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định về cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng.
Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành năm 2022 |
Dữ liệu BIM là gì? Ứng dụng BIM trong hoạt động xây dựng như thế nào?
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 4 Nghị 175/2024/NĐ-CP, 03 giai đoạn trong đầu tư xây dựng gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng (trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ) được quy định cụ thể như sau:
(i) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc:
- Lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài (nếu có).
- Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư để quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có).
- Khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án.
- Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng làm cơ sở lập dự án.
- Lập và thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng.
- Các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
(ii) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc:
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có).
- Khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở.
- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng.
- Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng).
- Ký kết hợp đồng xây dựng.
- Thi công xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng.
- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.
- Vận hành, chạy thử.
- Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.
- Quyết toán hợp đồng xây dựng.
- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng.
- Các công việc cần thiết khác liên quan đến thực hiện dự án.
(iii) Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc:
- Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình.
- Bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
- Bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan.
- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng.
- Các công việc cần thiết khác.