Nếu như đơn vị tư vấn thẩm tra cùng dự án có được làm tư vấn giám của dự án đó không? Đấu thầu bền vững được quy định như thế nào? Những ưu đãi đối với đấu thầu trong nước?
>> Từ 01/10/2024 sẽ ngừng giao dịch chứng khoán trực tuyến nếu chưa cập nhật Căn cước?
>> Thuê nhà xưởng để đầu tư trong khu công nghệ cao cần đáp ứng, tuân thủ điều kiện, nghĩa vụ gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, đơn vị tư vấn thẩm tra cùng dự án sẽ được làm tư vấn giám của dự án đó khi đơn vị tư vấn thẩm tra cùng dự án đó thuộc trường hợp dưới đây.
Trường hợp nhà thầu thực hiện công việc thiết kế của gói thầu EPC, EP, EC, chìa khóa trao tay phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, các điểm a, b, c khoản 4 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm:
(i) Lập, thẩm tra báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
(ii) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
(iii) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi.
(iv) Lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật.
(v) Khảo sát xây dựng.
(vi) Lập, thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán.
(vii) Lập, thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu.
(viii) Tư vấn giám sát.
Đối với từng nội dung quy định tại các khoản (i), (ii), (iii), (iv), (vi), (vii) Mục 1 này, nhà thầu chỉ được thực hiện lập hoặc thẩm tra hoặc thẩm định.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
File word Luật Đấu thầu và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Đơn vị tư vấn thẩm tra dự án được làm tư vấn giám của dự án (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 11 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, đấu thầu bền vững được quy định như sau:
Căn cứ tính chất gói thầu, chủ đầu tư được quy định các yêu cầu về đấu thầu bền vững trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một hoặc các cách thức sau:
(i) Quy định yêu cầu về kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đạt, không đạt. Nhà thầu chào giải pháp, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu về đấu thầu bền vững được tiếp tục xem xét, đánh giá.
(ii) Quy định trong công thức xác định giá đánh giá, trong đó lượng hóa các yếu tố đấu thầu bền vững vào công thức xác định giá đánh giá để so sánh, xếp hạng nhà thầu.
Theo Điều 7 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, những ưu đãi đối với đấu thầu trong nước được quy định như sau:
(i) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc áp dụng ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Người có thẩm quyền quyết định áp dụng hoặc không áp dụng việc gói thầu có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng đối với dự toán mua sắm chỉ cho phép nhà thầu có từ 50% lao động trở lên là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực được tham dự thầu.
Trường hợp người có thẩm quyền quyết định áp dụng mà không có nhà thầu tham dự hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu thì tổ chức đấu thầu lại và cho phép các loại hình nhà thầu khác được tham dự thầu.
(ii) Đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng, ưu đãi cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 10 Luật Đấu thầu 2023.
(iii) Ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
(iv) Ưu đãi đối với nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
(v) Ưu đãi đối với dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.