Đối ngoại là gì? Nguyên tắc quản lý và thực hiện hoạt động đối ngoại như thế nào? Căn cứ xây dựng và nội dung kế hoạch đối ngoại hàng năm được quy định như thế nào?
>> Những công nghệ nào được khuyến khích chuyển giao?
>> Những đối tượng công nghệ nào được chuyển giao?
Thắc mắc “Đối ngoại là gì?” được giải nghĩa như sau: Đối ngoại là một lĩnh vực hoạt động liên quan đến việc thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ giữa các quốc gia, tổ chức, hoặc cá nhân với nhau nhằm đạt được các mục tiêu nhất định trong bối cảnh quốc tế hoặc liên ngành.
Cụ thể, đối ngoại có thể bao gồm các khía cạnh như:
- Chính trị quốc tế: Các hoạt động ngoại giao giữa các quốc gia, như đàm phán, ký kết hiệp định, giải quyết xung đột, và xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược.
- Kinh tế đối ngoại: Các hoạt động thúc đẩy thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế và phát triển giữa các quốc gia hoặc doanh nghiệp quốc tế.
- Văn hóa và giáo dục: Trao đổi văn hóa, giáo dục, giao lưu học thuật nhằm tăng cường hiểu biết và hợp tác giữa các cộng đồng quốc tế.
- Ngoại giao công: Giao tiếp và xây dựng hình ảnh quốc gia, tổ chức, hoặc doanh nghiệp với công chúng quốc tế.
- Quốc phòng và an ninh: Các mối quan hệ nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và đóng góp vào hòa bình, ổn định khu vực và thế giới.
Nội dung “Đối ngoại là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn mới nhất |
Đối ngoại là gì; Nguyên tắc quản lý và thực hiện hoạt động đối ngoại như thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế Quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp kèm theo Quyết định 2638/QĐ-BTP, nguyên tắc quản lý và thực hiện hoạt động đối ngoại bao gồm những nội dung sau đây:
(i) Tuân thủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối ngoại, quy định pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo vệ bí mật nhà nước, đảm bảo an ninh chính trị nội bộ.
(ii) Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, toàn diện của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp (Ban cán sự) và Bộ trưởng Bộ Tư pháp; phân công, phân nhiệm rõ ràng gắn với đề cao trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ trong quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động đối ngoại.
(iii) Hướng tới xây dựng và nâng cao vị thế của Bộ Tư pháp trong hội nhập quốc tế.
(iv) Bảo đảm đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục.
(v) Bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực, khả thi đối với Bộ Tư pháp; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo quy định tại Điều 5 Quy chế kèm theo Quyết định 2638/QĐ-BTP, kế hoạch đối ngoại của Bộ được xây dựng trên cơ sở chương trình, kế hoạch công tác và các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành Tư pháp; tính khả thi, thế mạnh của từng đối tác; khả năng, nguồn lực, nhu cầu hợp tác quốc tế của Bộ Tư pháp và các đơn vị thuộc Bộ.
Tại Điều 6 Quy chế kèm theo Quyết định 2638/QĐ-BTP, kế hoạch đối ngoại hàng năm như sau:
1. Kế hoạch đối ngoại hàng năm của Bộ Tư pháp bao gồm kế hoạch đối ngoại cấp Bộ và kế hoạch đối ngoại cấp Vụ.
2. Kế hoạch đối ngoại cấp Bộ bao gồm: đoàn ra, đoàn vào do Bộ Tư pháp chủ trì tổ chức có sự tham gia của thành viên cấp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng; hội nghị, hội thảo quốc tế có người chủ trì hoặc tham dự là cấp Bộ trưởng; các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Tư pháp dự kiến ký kết.
3. Kế hoạch đối ngoại cấp Vụ hàng năm bao gồm: đoàn ra, đoàn vào do Bộ Tư pháp và các đơn vị thuộc Bộ chủ trì tổ chức hoặc đón tiếp có sự tham gia của thành viên từ lãnh đạo cấp Vụ trở xuống; hội nghị, hội thảo quốc tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thỏa thuận quốc tế nhân danh các đơn vị thuộc Bộ dự kiến ký kết.