Theo tôi được biết thì xác nhận bảo hiểm thất nghiệp là trách nhiệm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không xác nhận bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ bị xử thế nào? – Đức Vinh (Lào Cai).
>> Các hành vi nghiêm cấm theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
>> Nguyên tắc bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các việc sau đây:
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn thi hành 2023 |
Doanh nghiệp không xác nhận bảo hiểm thất nghiệp xử phạt thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 và khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi doanh nghiệp không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể mức phạt như sau:
- Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính trên thì sau đó doanh nghiệp cũng phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là hoàn thành thủ tục xác nhận bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính như sau:
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Như vậy, số tháng mà người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được quy đổi như sau:
- Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp.
- Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
4. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ Luật Việc làm 2013, Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định);
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; Quyết định thôi việc hoặc Quyết định sa thải hoặc Quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;...
- Sổ BHXH.
- 2 ảnh 3 x 4.
- CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photto nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu.