Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, các hành vi nào bị nghiêm cấm trong năm 2024? Cụ thể đó là hành vi nào? Có điểm gì mới so với pháp luật hiện hành hay không? – Quế Anh (Bình Thuận).
>> Nguyên tắc bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là như thế nào?
>> Đối tượng áp dụng của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là ai?
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có Luật Bảo hiểm xã hội 2024, nên các hành nghiêm cấm trong năm 2024 vẫn được thực hiện theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2015, năm 2018, năm 2019) sau đây gọi tắt là Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Các hành vi nghiêm cấm được quy định theo Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể như sau:
- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Các hành vi nghiêm cấm theo Luật Bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 11 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính về bảo hiểm xã hội như sau:
- Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội; chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội.
- Hằng năm, gửi báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp và báo cáo Chính phủ.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thanh tra bảo hiểm xã hội như sau:
- Thanh tra lao động - thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra.
- Thanh tra tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và quy định khác của pháp luật có liên quan.