DDP là gì? Điều kiện DDP trong xuất nhập khẩu là gì? Pháp luật hiện hành quy định về hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như thế nào? Các trường hợp cụ thể ra sao?
>> Nội dung của giấy phép hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh bao gồm những thông tin gì?
>> JSC là gì? Một số đặc điểm chính của JSC?
“DDP là gì?” được giải đáp như sau: DDP (Delivered Duty Paid) là một thuật ngữ trong Incoterms 2020 (International Commercial Terms), được sử dụng trong xuất nhập khẩu để xác định trách nhiệm của người bán và người mua trong giao dịch quốc tế. DDP có nghĩa là "Giao hàng đã nộp thuế".
DDP trong xuất nhập khẩu có một số điều kiện như sau:
- Người bán chịu tất cả các chi phí và rủi ro liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến địa điểm giao hàng đã thỏa thuận ở quốc gia người mua.
- Người bán chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thanh toán các chi phí như vận chuyển, bảo hiểm, thuế nhập khẩu, phí thông quan, và bất kỳ chi phí nào khác liên quan đến việc giao hàng.
Người bán phải đảm bảo rằng hàng hóa được giao tới địa điểm của người mua (có thể là kho, nhà máy, hoặc bất kỳ địa điểm nào đã thỏa thuận trong hợp đồng) mà không có bất kỳ chi phí phát sinh nào cho người mua.
- Người mua không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào cho việc vận chuyển hoặc chi phí liên quan cho đến khi hàng hóa được giao đến điểm đã thỏa thuận.
Tóm lại, điều kiện DDP thường được sử dụng khi người bán có khả năng điều phối và kiểm soát tốt hơn các thủ tục hải quan hoặc việc giao hàng tại quốc gia của người mua.
Như vậy, DDP có nghĩa là "Giao hàng đã nộp thuế".
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
DDP là gì; Điều kiện DDP trong xuất nhập khẩu là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, các trường hợp hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được cụ thể như sau:
(i) Các trường hợp hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:
- Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế.
- Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu.
- Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.
- Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm.
- Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
(ii) Hàng hóa quy định tại các gạch đầu dòng thứ nhất, hai và ba khoản (i) Mục này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.
(iii) Thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.