Đăng ký giao dịch bảo đảm được hiểu như thế nào? Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện như thế nào?
>> Phần mềm thương mại là gì? Có những nguyên tắc cơ bản nào trong hoạt động thương mại?
>> Vay online qua tín dụng đen có bị nợ xấu không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, việc đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và của người khác đối với bên nhận bảo đảm (sau đây gọi là đăng ký).
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Khái niệm về đăng ký giao dịch bảo đảm, hướng dẫn thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nộp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp theo một trong các cách thức sau đây:
(i) Qua hệ thống đăng ký trực tuyến.
(ii) Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
(iii) Qua thư điện tử.
Căn cứ Điều 14 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký được quy định như sau:
(i) Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp bằng bản giấy mà hợp lệ thì người tiếp nhận ghi vào Sổ tiếp nhận, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
(ii) Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp qua hệ thống đăng ký trực tuyến, cơ quan đăng ký tiếp nhận yêu cầu, kiểm tra hồ sơ thông qua giao diện trực tuyến. Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì phản hồi tự động xác nhận về việc tổ chức, cá nhân đã gửi thành công và thông báo về thời điểm tiếp nhận hồ sơ hoặc thực hiện việc phản hồi này, thông báo này theo cách thức khác quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
Căn cứ Điều 16 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định như sau:
(i) Cơ quan đăng ký có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký trong ngày làm việc nhận được hồ sơ hợp lệ; nếu thời điểm nhận hồ sơ sau 15 giờ cùng ngày thì có thể hoàn thành việc đăng ký trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cơ quan đăng ký có lý do chính đáng phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp này, cơ quan đăng ký phải thông báo có nêu rõ lý do cho người yêu cầu đăng ký bằng bản giấy hoặc văn bản điện tử (sau đây gọi là bản điện tử) hoặc bằng hình thức khác thuận lợi cho người yêu cầu đăng ký và phù hợp với điều kiện của cơ quan đăng ký ngay khi có lý do chính đáng.
(ii) Trường hợp hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được nộp thông qua Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh (sau đây gọi là Bộ phận Một cửa), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) thì thời hạn giải quyết hồ sơ được tính từ thời điểm Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.
(iii) Thời gian không tính vào thời hạn quy định tại khoản (i) Mục này bao gồm:
- Thời gian xảy ra sự kiện thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, sự cố hệ thống đăng ký trực tuyến, hỏng mạng lưới điện, mạng internet hoặc xảy ra sự kiện bất khả kháng khác theo văn bản hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến cơ quan đăng ký không thể thực hiện được việc đăng ký theo thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP. Trong trường hợp này, cơ quan đăng ký phải thông báo ngay trong ngày làm việc xảy ra sự kiện hoặc ngay trong ngày làm việc nhận được văn bản, quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo hình thức niêm yết tại trụ sở cơ quan đăng ký và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước, của cơ quan đăng ký (nếu có) hoặc hình thức khác thuận lợi cho người yêu cầu đăng ký và phù hợp với điều kiện của cơ quan đăng ký.
- Thời gian cơ quan đăng ký thực hiện thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.