Đăng ký cư trú là gì? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú tạm trú được xác định như thế nào? Người lao động không thực hiện các quy định về đăng ký cư trú phạt bao nhiêu?
>> Mống mắt là gì? Người lao động có bắt buộc cung cấp mống mắt khi làm căn cước không?
>> Người lao động có được thưởng khi nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9/2024 không?
Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.
Trong đó:
- Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.
- Tạm vắng là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định.
- Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.
- Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
(Theo khoản 5, 6, 7, 8, 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020)
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
File Excel tính tiền lương hưu hằng tháng 2024 đối với người lao động |
Giải đáp thắc mắc: Đăng ký cư trú là gì? Người lao động không đăng ký cư trú bị phạt như thế nào?
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Người lao động không thực hiện các quy định về đăng ký lưu trú có thể bị xử phạt đối với các hành vi sau:
(i) Phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng đối với người lao động có hành vi:
- Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
- Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.
- Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
(ii) Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với hành vi đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật (theo điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
(iii) Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng đối với một trong những hành vi:
- Cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác.
- Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác.
- Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác.
(Theo điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Căn cứ khoản 5 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, ngoài bị xử phạt vi phạm vi phạm hành chính với số tiền nêu trên, người lao động có hành vi vi phạm về hoạt động đăng ký lưu trú còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm (đối với hành vi làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, sổ hộ khẩu,... để thực hiện các hoạt động về đăng ký lưu trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác).
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.
Lưu ý: Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.