Đói với trường hợp công ty đổi tên trên giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC thì có cần phải làm thủ tục cấp lại hay không?
>> Công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ bao gồm những gì?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về PCCC đã được thẩm duyệt.
Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị PCCC ảnh hưởng đến một trong các nội dung sau đây thì phải lập thiết kế bổ sung để bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC và phải được thẩm duyệt các nội dung thay đổi, điều chỉnh trước khi thi công. Cụ thể là:
(i) Đối với dự án, công trình phải xem xét các nội dung sau:
- Đường giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn PCCC đối với các công trình xung quanh.
- Bậc chịu lửa, hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ, bố trí công năng của công trình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy.
- Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; giải pháp thoát nạn.
- Giải pháp chống tụ khói.
- Giải pháp cấp điện cho hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật có liên quan về phòng cháy và chữa cháy.
- Hệ thống báo cháy, chữa cháy.
- Hệ thống cấp nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của công trình.
(ii) Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC:
- Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện.
- Điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra.
- Giải pháp bảo đảm an toàn về PCCC đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ.
- Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác.
- Hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
(Theo điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 5 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP)
Như vậy, công ty đổi tên trên giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC không cần phải thẩm định lại.
File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy & các văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý theo Phụ lục III Nghị định 50/2024/NĐ-CP |
Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP |
Công ty đổi tên trên giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC có cần làm thủ tục cấp lại không (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về PCCC được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
- Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công:
+ Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A.
+ Không quá 10 ngày làm việc đối với các dự án, công trình còn lại.
- Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC: Không quá 10 ngày làm việc.
(Theo khoản 10 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 50/2024/NĐ-CP)
- Đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình, hồ sơ thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC:
Cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC - MS PC07, đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về PCCC – MS PC08 vào bản thuyết minh, các bản vẽ đã được thẩm duyệt và trả lại cho chủ đầu tư, chủ phương tiện. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm nộp tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu đã thẩm duyệt cho cơ quan Công an đã thẩm duyệt để lưu trữ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trừ trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến quy định tại điểm b khoản 6 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đối với cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng công trình hoặc thiết kế điều chỉnh hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC:
Cơ quan Công an trả lời bằng văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC - MS PC09, đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về PCCC – MS PC08 vào bản thuyết minh, các bản vẽ đã được thẩm duyệt và trả lại cho chủ đầu tư, chủ phương tiện. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm nộp tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu đã thẩm duyệt cho cơ quan Công an đã thẩm duyệt để lưu trữ theo quy định trước khi nhận văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trừ trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến quy định tại điểm b khoản 6 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp cơ quan Công an không trả kết quả quy định tại nội dung này thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ cho chủ đầu tư, chủ phương tiện trong thời hạn quy định tại khoản 10 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
(Theo khoản 11 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 50/2024/NĐ-CP)