Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong trường hợp nào? Công ty đại chúng có những nguyên tắc quản trị nào? Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng?
>> Hành vi nào bị xem là thao túng thị trường chứng khoán?
>> Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Chứng khoán 2019, các trường hợp mà công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình bao gồm như sau:
3. Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong các trường hợp sau đây:
a) Đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán; trường hợp thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính, việc xác định nợ quá hạn được căn cứ vào báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét; trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Đang trong quá trình chào bán, phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Cổ phiếu của công ty đang là đối tượng chào mua công khai, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Đã thực hiện việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày báo cáo kết quả mua lại hoặc vừa kết thúc đợt chào bán, phát hành cổ phiếu để tăng vốn không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Toàn văn File word Luật Chứng khoán và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong trường hợp nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Tại Điều 40 Luật Chứng khoán 2019, việc quản trị công ty đối với công ty đại chúng phải tuân thủ quy định của Luật Chứng khoán 2019, Luật Doanh nghiệp 2020, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nguyên tắc sau đây:
(i) Cơ cấu quản trị hợp lý, hiệu quả.
(ii) Bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; nâng cao trách nhiệm của Hội đồng quản trị đối với công ty và cổ đông.
(iii) Bảo đảm quyền của cổ đông, đối xử bình đẳng giữa các cổ đông.
(iv) Bảo đảm vai trò của nhà đầu tư, thị trường chứng khoán và các tổ chức trung gian trong việc hỗ trợ hoạt động quản trị công ty.
(v) Tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty.
(vi) Công bố thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và minh bạch hoạt động của công ty; bảo đảm cổ đông được tiếp cận thông tin công bằng.
Theo Điều 34 Luật Chứng khoán 2019, quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng gồm những nội dung sau đây:
(i) Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Công bố thông tin theo quy định của Luật Chứng khoán 2019.
- Tuân thủ quy định về quản trị công ty theo quy định của Luật Chứng khoán 2019.
- Thực hiện đăng ký cổ phiếu tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều 61 Luật Chứng khoán 2019.
- Công ty đại chúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019 phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng. Sau 02 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, công ty đại chúng có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán.
- Công ty đại chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019 phải đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán ra công chúng.
(ii) Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản (i) Mục này, công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.