Công ty tôi hoạt động dưới loại hình công ty cổ phần, gồm 20 cổ đông. Công ty tôi hiện đã có Ủy ban kiểm soát thì có phải lập thêm ban kiểm toán nội bộ? – Văn Hùng (Phú Yên).
>> Công ty mất khả năng thanh toán tiền lương: NLĐ có được yêu cầu mở thủ tục phá sản?
>> Ai có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?
Căn cứ khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động của công ty cổ phần được quy định như sau:
Điều 137. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
…
Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép công ty cổ phần có quyền lựa chọn cơ cấu tổ chức theo một trong hai mô hình trên. Trường hợp công ty bạn có 20 cổ đông và đã thành lập Ban kiểm soát (tức là theo mô hình nêu tại điểm a khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu trên) thì công ty bạn không cần phải lập thêm Ủy ban kiểm toán nội bộ.
Đồng thời, quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát được thực hiện theo mục 2 bên dưới, trong đó bao gồm cả hoạt động kiểm toán nội bộ.
Luật Doanh nghiệp và văn bản sửa đổi, hướng dẫn (áp dụng từ ngày 05/3/2023) |
Công ty cổ phần đã có Ban kiểm soát thì có phải lập ban kiểm toán nội bộ không?
(Ảnh minh hoạ - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 104 và Điều 105 Luật Doanh nghiệp 2020, Ban kiểm soát có quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:
(i) Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh.
(ii) Giám sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty.
(iii) Giám sát và đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
(iv) Giám sát, đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ khác của công ty.
(v) Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ sách kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan.
(vi) Giám sát hợp đồng, giao dịch của công ty với các bên có liên quan.
(vii) Giám sát thực hiện dự án đầu tư lớn; hợp đồng, giao dịch mua, bán; hợp đồng, giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn; hợp đồng, giao dịch kinh doanh bất thường của công ty.
(viii) Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về nội dung quy định tại các điểm (i), (ii), (iii), (iv), (v), (vi) và (vii) mục 2.1 này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên.
(ix) Thực hiện nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, quy định tại Điều lệ công ty.
- Tham gia các cuộc họp Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn, trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc về kế hoạch, dự án, chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý, điều hành công ty.
- Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý, điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Yêu cầu Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty.
- Yêu cầu người quản lý công ty báo cáo về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
- Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán để tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
- Quyền khác quy định tại Điều lệ công ty.