Khi các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng mà bên sử dụng dịch vụ chưa trả tiền thì có được áp dụng thời hiệu khởi kiện hay không? Pháp luật quy định như thế nào về nội dung này?
>> Tổ chức đăng kiểm đường sắt phải đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất, kỹ thuật?
>> Cách xác định mức lãi suất cho vay của công ty tài chính được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015, áp dụng thời hiệu khởi kiện không được áp dụng trong trường hợp sau đây:
- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
- Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
- Trường hợp khác do luật quy định.
Theo gạch đầu dòng thứ hai và Dự thảo án lệ 16/2024, đối với trường hợp này thì tòa án phải xác định là tranh chấp giữa các bên là tranh chấp dân sự về đòi lại tài sản và không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
File Word Bộ luật Dân sự và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Có được áp dụng thời hiệu khởi kiện khi các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng mà bên sử dụng dịch vụ chưa trả tiền (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 157 Bộ luật Dân sự 2015, việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được quy định như sau:
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:
+ Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
+ Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
+ Các bên đã tự hòa giải với nhau.
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều 157 Bộ luật Dân sự 2015.
Căn cứ Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
- Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
- Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
+ Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân.
+ Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.