Cổ đông có được rút vốn ra khỏi công ty không? Có được tự do chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần không? Quyền của cổ đông phổ thông được quy định như thế nào?
>> Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trong trường hợp nào?
>> Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về nghĩa vụ của cổ đông như sau:
- Cổ đông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
- Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
Như vậy, cổ đông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quy định về việc rút vốn ra khỏi công ty của cổ đông (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phần được tự do chuyển nhượng trừ các trường hợp sau:
(i) Trường hợp chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập:
- Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác.
- Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
(ii) Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Lưu ý:
- Quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần trong Điều lệ công ty chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế (theo khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020).
Căn cứ khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:
(i) Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
- Thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
(ii) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
(iii) Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.
(iv) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(v) Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết, yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình.
(vi) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
(vii) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
Điều 123. Chào bán cổ phần - Luật Doanh nghiệp 2020 1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ. 2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây: a) Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu; b) Chào bán cổ phần riêng lẻ; c) Chào bán cổ phần ra công chúng. 3. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. 4. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần. |