Năm 2023, người lao động có hộ khẩu thưởng trú tại Quảng Bình nhưng muốn chứng thực sơ yếu lý lịch để xin việc tại TP. Hồ Chí Minh có được không? – Văn Dũng (Quảng Bình).
>> Năm 2023, cán bộ công đoàn tại công ty được hưởng những quyền lợi nào?
>> Năm 2023, người lao động làm việc không hiệu quả, công ty phải xử lý thế nào?
Trong năm 2023, việc chứng thực sơ yếu lý lịch của người lao động để xin việc được thực hiện theo các nội dung sau đây:
Căn cứ Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP, các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân; cụ thể:
- Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu.
- Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
- Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.
Với quy định nêu trên thì người thực hiện chứng thực chỉ chứng nhận chữ ký trên Sơ yếu lý lịch là của người yêu cầu chứng thực, còn không chịu trách nhiệm về nội dung trên Sơ yếu lý lịch.
Như vậy, người có yêu cầu chứng thực có thể lựa chọn những nơi sau để yêu cầu chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch theo quy định về thẩm quyền chứng thực chữ ký tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
(i) Bất kỳ Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng tư pháp cấp huyện nào (không bắt buộc phải là nơi có hộ khẩu thường trú).
(ii) Bất kỳ Phòng công chứng/Văn phòng công chứng nào.
(iii) Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (đối với người đang ở nước ngoài).
Mẫu sơ yếu lý lịch để người lao động xin việc năm 2023 và hướng dẫn sử dụng mẫu này |
Mẫu sơ yếu lý lịch để người lao động xin việc năm 2023 và hướng dẫn cách sử dụng (Ảnh minh họa)
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
- Sơ yếu lý lịch mà mình sẽ ký.
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại mục 2 nêu trên, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định.
- Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Điều 25. Trường hợp không được chứng thực chữ ký – Nghị định 23/2015/NĐ-CP 1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. 2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo. 3. Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này. 4. Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác. |