Công ty em thành lập năm 2013 nhưng do lao động chưa ổn định và nhân sự thường xuyên biến động, người lao động cũng không muốn tham gia vào tổ chức công đoàn thời điểm đó. Vậy có phải truy thu đóng kinh phí không ạ?
>> Có được mở nhiều chi nhánh trên cùng 1 địa phương không?
>> Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm những gì?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 28/2020/NĐ-CP về quy định quy định về đóng kinh phí công đoàn:
- Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Chậm đóng kinh phí công đoàn;
+ Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
+ Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
- Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
Lưu ý: Biện pháp khắc phục hậu quả: Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Như vậy, công ty đã thành lập công đoàn nhưng không đóng kinh phí thì công ty sẽ bị truy thu tiền phí công đoàn và số tiền lãi trên số tiền đó và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!