Năm 2024, đối với công ty TNHH 2 thành viên là doanh nghiệp siêu nhỏ, chồng làm giám đốc, vợ có được làm kế toán hay không? Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?
>> Ai được miễn, giảm, tạm hoãn đóng Quỹ Phòng chống thiên tai?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán không được làm kế toán.
Lưu ý: Quy định nêu trên loại trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, chồng là giám đốc công ty TNHH 2 thành viên, vợ không được làm kế toán công ty đó trừ trường hợp công ty TNHH 2 thành viên đó không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (Cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 |
Giải đáp thắc mắc: Chồng là giám đốc công ty TNHH 2 thành viên vợ có được làm kế toán
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:
(i) Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:
Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
(ii) Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ:
Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
(i) Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:
Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Mục 2.1.
(ii) Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ:
Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Mục 2.1.
(i) Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:
Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại Mục 2.1 và 2.2.
(ii) Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ:
Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại Mục 2.1 và 2.2.