Chi phí lập hồ sơ mời thầu tối thiểu bao nhiêu và tối đa bao nhiêu? Chi phí đánh giá hồ sơ, chi phí thẩm định kết quả là bao nhiêu? Căn cứ để lập hố sơ mời thầu là gì?
>> Hoạt động công nghệ cao là gì? Hoạt động công nghệ cao có được ưu đãi đầu tư không?
>> Mua sắm trực tiếp phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, chi phí lập hồ sơ mời thầu được quy định như sau:
Chi phí trong lựa chọn nhà thầu
…
4. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ:
a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,06% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
c) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng;
d) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.
…
Như vậy, chi phí lập hồ sơ mời thầu tối thiểu là 3 triệu đồng và tối đa là 60 triệu đồng.
Luật Đấu thầu và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Chi phí lập hồ sơ mời thầu tối thiểu là 3 triệu đồng và tối đa là 60 triệu đồng
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 5 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, chi phí đánh giá hồ sơ được quy định như sau:
(i) Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng.
(ii) Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3 triệu đồng và tối đa là 60 triệu đồng.
Căn cứ khoản 6 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3 triệu đồng và tối đa là 60 triệu đồng.
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, căn cứ lập hồ sơ mời thầu bao gồm:
(i) Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).
(ii) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt.
(iii) Tài liệu về thiết kế, bản vẽ, thuyết minh về gói thầu (nếu có).
(iv) Các yêu cầu về kỹ thuật của gói thầu gồm: đặc tính, thông số kỹ thuật, yêu cầu công nghệ, chất lượng dịch vụ, yêu cầu kiểm tra, thử nghiệm, nghiệm thu và các yêu cầu về kỹ thuật khác (nếu có).
(v) Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận vay (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi.
(vi) Quy định của pháp luật về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.
(vii) Các căn cứ liên quan khác.
|