Công ty tôi có một người tự ý nghỉ ngang việc ở công ty mà không báo trước. Vậy trong trường hợp này, công ty tôi phải xử lý thế nào? Mong PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP giải đáp giúp tôi vấn đề này. Xin cảm ơn.
>> Thẩm quyền quyết định mức lương của trưởng ban kiểm soát chuyên trách?
Đối với vấn đề này, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP có ý kiến trao đổi như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP: “1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.”.
Như vậy, đối với trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật lao động thì công ty có thể xem xét hình thức kỷ luật sa thải theo hình thức nêu trên.
Chị có thể tham khảo nguyên tắc và trình tự thực hiện thủ tục sa thải tại công việc: Xử lý kỷ luật lao động và Xử lý kỷ luật sa thải người lao động.
Ngoài ra, công ty có thể xem xét về việc yêu cầu người lao động thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.
Theo quy định tại Điều 37; 41 và 43 Bộ luật lao động 2012; Điều 49 Luật việc làm 2013, trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì người lao động sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và phải bồi thường cho công ty các khoản sau:
- Nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Bồi thường cho công ty một khoản tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước (đối với trường hợp có vi phạm về thời hạn báo trước);
Tham khảo chi tiết quy định về thời hạn báo trước tại công việc: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty (nếu có). Xem chi tiết quy định về vấn đề đào tạo tại công việc: Giao kết hợp đồng đào tạo.
Một vài ý kiến trao đổi cùng quý công ty.