Năm 2023, hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hỗ trợ được quy định thế nào? – Hà Vy (Hà Nam).
>> Không công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp, có bị xử phạt?
>> Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không trung thực, bị phạt bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm:
- Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
- Phục hồi chức năng lao động;
- Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;
- Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ năm 2023?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Mức hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:
- Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám.
- Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
(Căn cứ Điều 17 Nghị định 88/2020/NĐ-CP).
- Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt.
- Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
(Căn cứ Điều 25 Nghị định 88/2020/NĐ-CP).
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% kinh phí chi cho việc điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành bao gồm:
- Công tác phí cho những người tham gia đoàn điều tra;
- Chi phí thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định;
- In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
(Căn cứ khoản 1 Điều 29 Nghị định 88/2020/NĐ-CP).
Người sử dụng lao động được nhận kinh phí hỗ trợ tối đa một lần trong vòng 24 tháng với mức 70% chi phí huấn luyện thực tế cho từng đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ huấn luyện nhưng tối đa không quá mức dưới đây:
(i) Hỗ trợ huấn luyện lần đầu:
- Không quá 150.000 đồng/người với đối tượng được huấn luyện là an toàn vệ sinh viên;
- Không quá 300.000 đồng/người với đối tượng được huấn luyện là người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động và người làm công tác y tế;
- Không quá 600.000 đồng/người với đối tượng là người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Không quá 700.000 đồng/người với đối tượng được huấn luyện là người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.
(ii) Hỗ trợ huấn luyện định kỳ không quá 50% mức hỗ trợ huấn luyện lần đầu theo quy định tại đoạn (i) nêu trên.
(Căn cứ Điều 34 Nghị định 88/2020/NĐ-CP).