Trường hợp một cá nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà hộ kinh doanh của người này lại bị xử phạt về hành vi đó thì có bị xem xét là tình tiết tăng nặng hay không?
>> Năm 2024, công ty tài chính cho vay tiêu dùng được gọi nhắc nợ mấy lần trong ngày?
>> Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc sản xuất bánh trung thu bị phạt bao nhiêu tiền?
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
(Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)
12 tình tiết cụ thể sau đây được xem là tình tiết tăng nặng:
(i) Vi phạm hành chính có tổ chức.
(ii) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm.
(iii) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
(iv) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính.
(v) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ.
(vi) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính.
(vii) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính.
(viii) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
(ix) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó.
(x) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.
(xi) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.
(xii) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
Lưu ý, đối với 12 tình tiết tăng nặng nêu trên đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
(Khoản 2 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Cá nhân và hộ kinh doanh của người này bị xử phạt vi phạm hành chính cùng một hành vi đó thì có xem là tình tiết tăng nặng (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
(ii) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây.
- Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và hành vi đó được quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
(iii) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
(iv) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của pháp nhân, tổ chức hoặc theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là pháp nhân, tổ chức đó và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức đó thực hiện.
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi hoặc thời hạn được pháp nhân, tổ chức ủy quyền hoặc không theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện.
(v) Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính. Người đại diện của hộ kinh doanh, chủ hộ của hộ gia đình, người đứng đầu của cộng đồng dân cư chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
(vi) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
(Điều 3 Nghị định 118/2021/NĐ-CP)