Xưởng sản xuất bánh trung thu sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc để làm bánh thì bị phạt bao nhiêu tiền?
>> Năm 2024, bao nhiêu tuổi thì đủ điều kiện được vay ngân hàng?
>> Năm 2024, khi nào một tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, quy định hành vi vi phạm về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng.
- Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức có hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để làm bánh trung thu bán ra thị trường thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 01 lần đến 02 lần giá trị số bánh trung thu đã được sản xuất không rõ nguồn gốc.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) thì cá nhân thực hiện hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để làm bánh trung thu bán ra thị trường thì mức phạt tiền được giảm đi một nửa so với tổ chức.
Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP là buộc phải tiêu hủy toàn bộ số bánh trung thu đã được làm từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc sản xuất bánh trung thu
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm như sau:
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản.
- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.
- Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
(Căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật An toàn thực phẩm 2010)