Công ty tôi cần bán đô (cụ thể là USD) để phục vụ mở rộng kinh doanh, vậy bán đô ở đâu là đúng chỗ để không bị phạt? Nếu vi phạm thì mức xử phạt là bao nhiêu? – Huy Thức (An Giang).
>> Trận đội tuyển Quốc gia Việt Nam - Indonesia: Nhân viên cá độ vui có bị phạt?
>> Website dịch vụ công Bắc Kạn là gì? Giới thiệu sơ lược về dịch vụ công Bắc Kạn?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-NHNN, giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay là giao dịch hai bên cam kết mua, bán một lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác với tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và ngày thanh toán tối đa là 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.
Căn cứ Thông tư 02/2021/TT-NHNN, Điều 4 Nghị định 89/2016/NĐ-CP, chỉ có tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ mới được thực hiện hoạt động mua bán ngoại tệ. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp bán đô (USD) ở các tổ chức tín dụng, quầy đổi ngoại tệ... được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép sẽ không bị xử phạt.
Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép – Thông tư 02/2021/TT-NHNN 1. Ban hành quy định nội bộ về quy trình thực hiện các giao dịch ngoại tệ phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau: a) Quy định về trách nhiệm và thẩm quyền của các cá nhân, bộ phận liên quan khi thực hiện giao dịch ngoại tệ đảm bảo tuân thủ quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. b) Phân tách chức năng, nhiệm vụ giữa bộ phận giao dịch và bộ phận nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch trong giao dịch với tổ chức tín dụng được phép khác đảm bảo nguyên tắc xác lập và thực hiện một giao dịch ngoại tệ có sự tham gia xử lý của hai bộ phận này. 2. Ban hành quy định nội bộ về quản lý rủi ro trong giao dịch ngoại tệ phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 3. Hướng dẫn khách hàng hiểu và thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này và quy định về quản lý ngoại hối khác có liên quan trước khi cung ứng dịch vụ ngoại hối và thực hiện giao dịch ngoại tệ với khách hàng. 4. Kiểm tra, xem xét, lưu trữ giấy tờ và chứng từ của khách hàng phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo giao dịch ngoại tệ được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. 5. Thực hiện báo cáo giao dịch ngoại tệ theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước. |
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực) |
Giải đáp thắc mắc cá nhân, doanh nghiệp bán đô ở đâu là đúng chỗ để không bị phạt (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hiện nay, nhiều người vẫn tiến hành mua bán đô (USD) tại tiệm vàng, cá nhân, tổ chức chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp phép mua bán ngoại tệ nên dễ xảy ra rủi ro pháp lý (bị xử phạt, thậm chí bị tịch thu số tiền của mình).
Căn cứ Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, hành vi bán USD không đúng chỗ có thể bị xử phạt hành chính như sau:
(i) Phạt cảnh cáo: Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
(ii) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
- Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
- Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
(iii) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
- Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
- Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
(iv) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng:
- Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
- Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
Bên cạnh đó, ngoài hình thức cảnh cáo và xử phạt hành chính thì việc mua bán USD không đúng chỗ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu số ngoại tệ, đồng Việt mà các cá nhân, doanh nghiệp đã mua bán không đúng chỗ.
Lưu ý: Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, mức phạt tiền nêu trên là áp dụng với cá nhân vi phạm; trường hợp tổ chức vi phạm thì bị phạt tiền bằng 02 lần cá nhân vi phạm.