Cá nhân, doanh nghiệp có được góp vốn bằng tiền mặt vào doanh nghiệp khác hay không? Doanh nghiệp được góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng hình thức nào?
>> Trụ sở chính của doanh nghiệp có được trùng với địa điểm kinh doanh không?
>> Trọng tài thương mại là gì? Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 122/2013/NĐ-CP quy định về các giao dịch tài chính của doanh nghiệp như sau:
1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
Đồng thời tại Công văn 786/TCT-CS năm 2016 của Tổng Cục Thuế có hướng dẫn:
Các doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt khi góp vốn, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Quy định trên không áp dụng bắt buộc đối với cá nhân khi góp vốn vào doanh nghiệp.
Như vậy, cá nhân vẫn được góp vốn bằng tiền mặt vào doanh nghiệp.
Tổng hợp File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Cá nhân góp vốn bằng tiền mặt vào doanh nghiệp (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC, 03 hình thức doanh nghiệp được sử dụng khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bao gồm:
(i) Thanh toán bằng Séc.
(ii) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền.
(iii) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Lưu ý:
- Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp không được góp vốn bằng tiền mặt, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp bằng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) vào doanh nghiệp khác.
Tóm lại doanh nghiệp được thực thực hiện giao dịch góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng Séc, ủy nhiệm chi – chuyển tiền và các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn vào doanh nghiệp bao gồm các loại tài sản sau:
(i) Đồng Việt Nam.
(ii) Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
(iii) Vàng.
(iv) Quyền sử dụng đất.
(v) Quyền sở hữu trí tuệ.
(vi) Công nghệ.
(vii) Bí quyết kỹ thuật.
(viii) Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Lưu ý: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản nêu trên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, khi góp vốn vào doanh nghiệp, người góp vốn phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản/quyền sử dụng đất cho công ty hoặc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Cụ thể như sau:
Theo đó, khi chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn có đăng ký quyền sở hữu vào doanh nghiệp, người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.
Đối với tài sản không có đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải có biên bản giao nhận tài sản góp vốn, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
Lưu ý: Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(i) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty.
(ii) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn.
(iii) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty.
(iv) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
TIỆN ÍCH: Tổng hợp các công việc pháp lý về góp vốn và tài sản của doanh nghiệp TẠI ĐÂY (Mục 12).