Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là gì? Nguyên tắc bù trừ, thanh toán là gì? Nguyên tắc bù trừ, thanh toán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
>> Tài khoản và tài sản ký quỹ bù trừ là gì?
Theo khoản 18 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là các hoạt động bao gồm ký quỹ, đối chiếu, xác nhận kết quả giao dịch, xử lý lỗi, thế vị giao dịch, bù trừ, xác định nghĩa vụ thanh toán, chuyển giao tiền hoặc chuyển giao tiền và tài sản cơ sở vào ngày thanh toán.
Toàn văn File word Luật Chứng khoán và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ vào Điều 32 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, nguyên tắc bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm nội dung sau đây:
(i) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bảo đảm khả năng bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ thông qua cơ chế phòng ngừa rủi ro quy định tại Điều 35 Nghị định 158/2020/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
(ii) Việc thanh toán, quyết toán giao dịch chứng khoán phái sinh bằng tiền giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các thành viên bù trừ được thực hiện dưới hình thức chuyển khoản thông qua ngân hàng thanh toán theo quy định của pháp luật. Việc chuyển giao tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện trên hệ thống tài khoản lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Tại Điều 11 Thông tư 58/2021/TT-BTC, nguyên tắc bù trừ, thanh toán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gồm:
(i) Việc bù trừ chứng khoán phái sinh được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo từng tài khoản của nhà đầu tư, thành viên bù trừ theo nguyên tắc các vị thế đối ứng của cùng một chứng khoán phái sinh có cùng thời điểm đáo hạn trên cùng một tài khoản được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối trừ để xác định số vị thế ròng chứng khoán phái sinh trên tài khoản đó.
(ii) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền từ chối thế vị đối với các giao dịch không hợp lệ và thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội các giao dịch bị từ chối thế vị trong các trường hợp sau:
- Các giao dịch đã được thực hiện của thành viên bù trừ sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đã có thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để đình chỉ giao dịch đối với thành viên bù trừ đó. Các giao dịch của thành viên không bù trừ ký hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ đó cũng bị từ chối thế vị.
- Giao dịch nhận về có ngày giao dịch khác với ngày làm việc trên hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Giao dịch thực hiện đối với mã chứng khoán phái sinh chưa được chấp nhận bù trừ thanh toán trên hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Giao dịch do thành viên không bù trừ thực hiện khi chưa được thành viên bù trừ chung chấp nhận bù trừ, thanh toán trên hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Các trường hợp khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
(iii) Đối với hoạt động thanh toán lãi lỗ vị thế hàng ngày, căn cứ kết quả lãi lỗ cuối ngày trên từng tài khoản của nhà đầu tư, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bù trừ tiền theo từng thành viên bù trừ để xác định giá trị phải trả và được nhận của từng thành viên bù trừ. Việc thanh toán lãi lỗ vị thế hàng ngày được thực hiện dưới hình thức chuyển khoản qua tài khoản tiền gửi thanh toán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tại ngân hàng thanh toán.
(iv) Đối với hoạt động thanh toán khi thực hiện hợp đồng, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện thanh toán tại ngày thanh toán cuối cùng theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp thanh toán bằng tiền: Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tính toán nghĩa vụ thanh toán tách biệt theo từng nhà đầu tư và theo từng thành viên bù trừ. Thành viên bù trừ bên phải trả phải chuyển đủ tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ngân hàng thanh toán. Thành viên bù trừ bên được nhận có nghĩa vụ thực hiện thanh toán cho nhà đầu tư ngay sau khi tiếp nhận thanh toán từ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Trường hợp thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở: thành viên bù trừ bên bán phải chuyển giao đủ số lượng và đúng loại tài sản cơ sở hoặc tài sản có thể chuyển giao theo hợp đồng chứng khoán phái sinh vào tài khoản chứng khoán ký quỹ theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Trường hợp thiếu chứng khoán để chuyển giao, thành viên bù trừ được sử dụng chứng khoán vay từ hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để thanh toán theo Quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Thành viên bù trừ bên mua chỉ được nhận tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán đủ tiền theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, sau đó phân bổ cho nhà đầu tư bên mua ngay sau khi nhận được tài sản chuyển giao.
- Trường hợp thành viên bù trừ không đủ tiền để thanh toán hoặc không đủ trái phiếu Chính phủ để chuyển giao trong khoảng thời gian theo quy định, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện thanh toán hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ bằng tiền. Trong trường hợp này, thành viên bù trừ không đủ tiền để thanh toán hoặc trái phiếu Chính phủ để chuyển giao có trách nhiệm bồi thường cho thành viên bù trừ liên quan thông qua Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, với số tiền có giá trị không thấp hơn 5% giá trị thanh toán hợp đồng. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quy định việc xác định giá trị và phương thức thanh toán bồi thường.
(v) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành quy chế hướng dẫn trình tự, thủ tục bù trừ, thanh toán và chuyển giao tài sản cơ sở khi thực hiện hợp đồng, phương thức thanh toán và thời gian thanh toán.