Blockchain là gì? Cập nhật chiến lược phát triển Blockchain Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2025? Hiện nay ở Việt Nam có Hiệp hội Blockchain Việt Nam không?
>> Sản xuất con giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện nào?
Blockchain (công nghệ chuỗi khối) được xem là một trong những xu hướng công nghệ tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc áp dụng và phát triển blockchain đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng số hiện đại, đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho dữ liệu, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ số.
Blockchain được hiểu đơn giản là công nghệ giúp mã hóa tất cả các dữ liệu thành các khối khác nhau, đồng thời kết nối chúng lại để tạo thành một chuỗi dài. Trong trường hợp có thêm thông tin mới, chúng sẽ được lưu vào khối mới và được nối vào khối cũ, để tạo thành một chuỗi mới. Nhờ vào đó, thông tin cũ trong công nghệ Blockchain không bị mất đi.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày 22/10/2024, Thủ tướng ban hành Quyết định 1236/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục III Điều 1 Quyết định 1236/QĐ-TTg năm 2024, quy định mục tiêu tổng quát về phát triển Blockchain như sau:
- Tận dụng thế mạnh của công nghệ chuỗi khối, phát triển cơ sở hạ tầng chuỗi khối quốc gian.
- Mở ra không gian phát triển mới cho ngành công nghiệp công nghệ số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
- Hoàn thiện dần các quy định, hành lang pháp lý, tạo lập môi trường cạnh tranh, hình thành nên hệ sinh thái các doanh nghiệp có năng lực vươn ra toàn cầu.
- Đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới trong ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối.
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục III Điều 1 Quyết định 1236/QĐ-TTg năm 2024, mục tiêu của chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển blockchain đến năm 2025 như sau:
(i) Đầu tiên, thiết lập nền tảng phát triển công nghệ chuỗi khối:
- Hình thành Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân phục vụ các hoạt động phát triển, triển khai, vận hành và bảo trì các ứng dụng chuỗi khối.
Hỗ trợ khả năng tương tác, tích hợp và chia sẻ giữa các chuỗi khối.
Hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về hoạt động ứng dụng và phát triển chuỗi khối.
- Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ chuỗi khối tại 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia.
- Xây dựng và nâng cấp được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo nhằm xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ chuỗi khối; công nghệ chuỗi khối được đưa vào khung chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu.
(ii) Tiếp theo thúc đẩy, tăng cường ứng dụng công nghệ chuỗi khối.
- Lựa chọn, hình thành tối thiểu 01 trung tâm/đặc khu/địa bàn thử nghiệm về chuỗi khối để hình thành mạng lưới quốc gia về chuỗi khối.
Ưu tiên triển khai tại các đơn vị đã có kinh nghiệm triển khai về mạng lưới chuỗi khối của địa phương.
- Hình thành hệ sinh thái “Blockchain+” thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong các ngành, lĩnh vực như: tài chính - ngân hàng, giao thông - vận tải, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại, logistic, bưu chính - chuyển phát, sản xuất công nghiệp, năng lượng, du lịch, nông nghiệp, cung cấp dịch vụ công và các lĩnh vực khác.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Blockchain là gì; Cập nhật chiến lược phát triển Blockchain Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2025
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 1 Quyết định 343/QĐ-BNV được Bộ Nội vụ phê duyệt ngày 27/4/2022 về việc thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cho phép thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam.
Theo đó, Hiệp hội Blockchain Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý của nhà nước của Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực Hiệp hội hoạt động (theo Điều 1 Quyết định 343/QĐ-BNV năm 2022).