Đi làm nhưng bị quản lý trực tiếp liên tục làm khó trong công việc mà hợp đồng lao động với công ty thì vẫn chưa hết hạn, vậy tôi có nên nghỉ ngang không? – Thu Hiền (Bình Dương).
>> Có được ký nhiều lần hợp đồng lao động với thời hạn vài tháng?
>> Người lao động có được về sớm để đi học cao học?
Hiện tại, tôi làm việc tại phòng kế toán của công ty. Một tháng trở lại đây, tôi bị quản lý trực tiếp liên tục làm khó như giao những công việc không thuộc chuyên môn kế toán của tôi và yêu cầu phải hoàn thành trong thời gian gấp rút nhằm khiến tôi thấy khó mà xin nghỉ việc. Điều này khiến tôi thấy rất chán nản, nhưng hợp đồng lao động với công ty còn 01 năm nữa mới hết hạn. Vậy trong trường hợp này thì tôi có nên nghỉ ngang không?
Vì thông tin chị cung cấp chưa đầy đủ nên việc chị có nên nghỉ ngang khi bị quản lý trực tiếp làm khó hay không sẽ được xem xét thông qua 02 trường hợp sau:
Trong trường hợp chị nghỉ việc và tuân thủ thời hạn báo trước theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể báo trước:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
Thì trường hợp nghỉ việc của chị được xem là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.
Trong trường hợp chị nghỉ ngang mà không thông báo với công ty hoặc có thông báo nhưng không đảm bảo đủ số ngày phải báo trước theo quy định (nêu tại Mục 1) thì:
- Trường hợp công ty đồng ý cho nghỉ ngang: Trường hợp này được xem là hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động (theo khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019), vì vậy việc chị nghỉ ngang vẫn được xem là nghỉ việc đúng luật.
- Trường hợp công ty không đồng ý cho nghỉ ngang: việc chị nghỉ ngang sẽ bị xem là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật và phải thực hiện những nghĩa vụ nêu tại Mục 2 đối với công ty.
>> Tuy nhiên, chị nghỉ việc với lý do bị quản lý trực tiếp làm khó sẽ có phần thiệt thòi cho chị, đặc biệt là trong trường hợp công việc hiện tại phù hợp với chị. Bởi việc người quản lý trực tiếp làm khó chị trong công việc có khi chỉ là ý chủ quản của người này mà người quản lý cấp trên hoặc giám đốc công ty không hề biết. Do vậy, chị không nên nghỉ việc ngay mà thay vào đó nên trình bày vụ việc mình bị làm khó lên cấp trên của người quản lý để cấp trên xem xét và giải quyết. Nếu kết quả giải quyết thỏa đáng thì chị vẫn có thể tiếp tục ở lại lại việc. Ngược lại, trong trường hợp chị thấy kết quả giải quyết chưa thỏa đáng thì lúc này hẵng nghỉ việc. Khi quyết định nghỉ việc, chị nên tuân thủ thời hạn báo trước với công ty theo quy định hoặc thỏa thuận với phía công ty để được nghỉ việc ngay mà không cần báo trước hay báo trước với thời gian ngắn hơn quy định; tránh trường hợp âm thầm nghỉ việc.
Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 18/9/2023) |
Nghỉ ngang khi bị quản lý trực tiếp làm khó (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
- Không được trợ cấp thôi việc.
- Phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Phải hoàn trả cho công ty chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019.
Cụ thể, chi phí đào tạo bao gồm: Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
(Căn cứ Điều 40 Bộ luật Lao động 2019).