Công ty ban hành bộ tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên nhưng không tham khảo ý kiến công đoàn cơ sở thì có bị xử phạt không? – Khánh Linh (Hải Phòng).
>> Cho đối tác mượn tiền bằng miệng, công ty có đòi lại được hay không?
>> Có được công chứng hợp đồng ngoài trụ sở của Văn phòng công chứng?
Theo điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, chủ thể ban hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc được quy định như sau:
Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
...
Theo quy định nêu trên, tiêu chí (quy chế) đánh giá mức độ hoàn thành công việc là do công ty ban hành.
Lưu ý: Công ty khi ban hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Ban hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc mà không tham khảo ý kiến công đoàn, có bị phạt?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, việc xử phạt đối với hành vi sử dụng quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc nhưng không tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được quy định như sau:
Điều 12. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
…
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
…
c) Sử dụng quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc nhưng không tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
…
Mặt khác, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Theo đó, công ty ban hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc mà không tham khảo ý kiến công đoàn sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Công ty không có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc có nhưng công ty đã tham khảo ý kiến của tổ chức của người lao động tại công ty thì việc bạn hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công ty là đúng quy định pháp luật.
- Trường hợp 2: Công ty có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và công ty cũng không tham khảo ý kiến của tổ chức của người lao động tại công ty thì việc ban hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công ty là trái quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 và có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (do mức phạt của tổ chức bằng 02 mức phạt đối với cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Căn cứ điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, hình thức công khai tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc được quy định như sau:
Điều 43. Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
1. Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
…
b) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
…
2. Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động thực hiện công khai theo quy định đó, trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 48 Nghị định này:
a) Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
b) Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
c) Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;
d) Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;
đ) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.
Như vậy, công ty khi ban hành tiêu chí (quy chế) đánh giá mức độ hoàn thành công việc thì có thể lựa chọn các hình thức để công khai như sau:
- Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
- Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
- Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;
- Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;
- Hình thức khác mà pháp luật không cấm.