Có thể hiểu B2B là gì? Đặc điểm của B2B là gì? Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng được quy định như thế nào? Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá như thế nào?
>> Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì?
>> Xác định địa điểm giao hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa như thế nào?
“B2B là gì?” được giải thích như sau: B2B (Business to Business) là hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong đó các sản phẩm, dịch vụ, hoặc giải pháp được cung cấp bởi một doanh nghiệp cho một doanh nghiệp khác. Mô hình này thường tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài và cung cấp giá trị nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đối tác.
(i) Khách hàng là doanh nghiệp
Thay vì hướng tới người tiêu dùng cuối cùng (như trong B2C - Business to Consumer), các giao dịch trong B2B xảy ra giữa các tổ chức, doanh nghiệp.
(ii) Giao dịch giá trị lớn
Các giao dịch B2B thường có giá trị lớn hơn so với giao dịch B2C, vì chúng liên quan đến các hợp đồng lớn hoặc mối quan hệ hợp tác lâu dài.
(iii) Tập trung vào hiệu quả kinh doanh
Các sản phẩm hoặc dịch vụ trong B2B thường tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu suất, giảm chi phí, hoặc tăng năng suất cho khách hàng.
(iv) Chu kỳ bán hàng dài hơn
- Quy trình bán hàng trong B2B thường phức tạp hơn và kéo dài hơn, vì các doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận trước khi ra quyết định mua hàng.
- Giai đoạn này có thể bao gồm: nghiên cứu sản phẩm, đánh giá nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng, và thử nghiệm sản phẩm.
(v) Đàm phán và cá nhân hóa
- Hợp đồng trong B2B thường được cá nhân hóa để đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng.
- Các điều khoản như số lượng, giá cả, thời gian giao hàng thường được đàm phán kỹ lưỡng.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
B2B là gì; Đặc điểm của B2B là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Thương mại 2005, kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng bao gồm những nội dung cụ thể sau:
(i) Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
(ii) Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản (i) Mục này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.
- Trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
(iii) Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
(iv) Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
(v) Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
Theo Điều 45 Luật Thương mại 2005, bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá như sau:
(i) Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba.
(ii) Hàng hóa đó phải hợp pháp.
(iii) Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp.