App telegram là gì? Hiện nay tôi thấy rất nhiều người sử dụng, công ty được phép cho nhân viên sử dụng App Telegram để trao đổi công việc không? – Tuấn Hiệp (Đồng Nai).
>> Viết qui định hay quy định mới đúng?
>> Tại sao gọi “Treo đầu dê, bán thịt chó”? Bán hàng như vậy có bị phạt?
Telegram là ứng dụng giúp bạn nhắn tin, gọi điện video, chia sẻ file đa nền tảng miễn phí. Telegram có rất nhiều máy chủ trên toàn thế giới để đảm bảo hoạt động ổn định, nhanh chóng với trung tâm dữ liệu được đặt tại Dubai. Telegram có mặt trên các hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay như Android, iOS, Windows, macOS và Linux.
Telegram là một ứng dụng nhắn tin đa nền tảng rất phổ biến trong cộng đồng Blockchain. Telegram có tốc độ nhắn tin nhanh tương tự như WhatsApp và mức độ bảo mật cao như Snapchat. Hơn nữa, Telegram không ngừng cải tiến và bổ sung các tính năng đặc biệt và hữu ích cho người dùng nên hiện nay ứng dụng này được rất nhiều người dùng tin tưởng.
Lý do mà ứng dụng này phổ biến thì chắc chắn là do Telegram hoạt động trên đa dạng hệ điều hành từ PC đến các website hay cả trên điện thoại, lại còn có độ bảo mật cao cùng giao diện dễ dùng. Thế nên cũng dễ hiểu khi nhiều người dùng chọn Telegram để sử dụng.
Cập nhật danh sách văn bản trung ương mới nhất
Giải đáp thắc mắc App Telegram là gì (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Hiện nay, không có quy định nào cấm công ty cho nhân viên sử dụng App Telegram để trao đổi công việc với nhau.
Nhiều công ty đã bắt đầu áp dụng Telegram vào trong công việc nhờ tính bảo mật, tiện dụng và hơn cả là miễn phí. Những tính năng nổi bật của Telegram như:
- Chỉnh sửa tin nhắn đã gửi
- Tạo cuộc trò chuyện bí mật
- Gửi file dung lượng lớn
- Xem video YouTube trong khi trò chuyện
- Tạo nhóm chat với 200.000 thành viên
- Tùy chọn người xem trạng thái online
- Kho tàng Sticker đa dạng
- Kiểm soát ảnh, video được tải xuống
- Chatbot Telegram
- Tùy chỉnh theme, giao diện theo ý thích
- ...
Một số lưu ý để bạn có thể sử dụng Telegram một cách an toàn và tránh bị lừa đảo:
- Đừng nên tin vào những lời hứa hẹn về kiếm tiền dễ dàng qua Telegram.
- Kiểm tra hồ sơ, danh tính người gửi trước khi trả lời tin nhắn hay chấp nhận kết bạn.
- Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân như mật khẩu, mã bảo mật,...cho bất kỳ ai trên Telegram.
- Khi bạn được mời tham gia một nhóm cộng đồng, bạn hãy xác minh địa chỉ web hoặc tên nhóm có đáng tin cậy không.
- Hãy cẩn thận với các tin nhắn có liên kết và không bấm vào liên kết.
- Hãy báo cáo cho Telegram, nếu bạn nhận thấy hoạt động bất thường của một người hoặc một nhóm, để được hỗ trợ.
- Cẩn trọng khi nhận được lời mời tham gia các nhóm cộng đồng hoặc các dự án đầu tư không rõ nguồn gốc.
- Trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, hãy kiểm tra lại địa chỉ website hoặc thông tin liên hệ của đối tác.
- Luôn sử dụng tính năng xác thực hai yếu tố và mật khẩu mạnh để bảo vệ tài khoản của bạn.
- Nếu tài khoản Telegram của bạn có bất kỳ hoạt động nghi ngờ nào, hãy đổi mật khẩu và liên hệ với đội hỗ trợ của Telegram ngay lập tức.
- Hãy tìm hiểu về các chiêu trò lừa đảo mới và cập nhật kiến thức để tự bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn.
Điều 21. Công bố danh sách các ứng dụng di động vi phạm quy định của pháp luật - Thông tư 59/2015/TT-BCT 1. Bộ Công Thương công bố trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử danh sách các ứng dụng di động vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử. 2. Thông tin công bố bao gồm: a) Tên ứng dụng, địa chỉ lưu trữ ứng dụng hoặc địa chỉ để tải ứng dụng; b) Tên và thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng di động; c) Hành vi vi phạm của thương nhân, tổ chức, cá nhân và hình thức xử phạt, mức độ xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 22. Tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về ứng dụng di động có dấu hiệu vi phạm pháp luật - Thông tư 59/2015/TT-BCT 1. Bộ Công Thương tiếp nhận phản ánh của tổ chức, cá nhân về các hành vi sau trên ứng dụng di động: a) Vi phạm các quy định về thông báo và đăng ký ứng dụng di động; b) Vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng và thanh toán trực tuyến qua ứng dụng di động tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này; c) Vi phạm các quy định về trách nhiệm của người sở hữu ứng dụng bán hàng hoặc ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này; d) Vi phạm các quy định về trách nhiệm của người sử dụng ứng dụng di động để bán hàng hóa, dịch vụ tại Điều 7 Thông tư này; đ) Các vi phạm khác quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 2. Việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 31 Thông tư số 47/2014/TT-BCT. |