Vốn lưu động là gì? Vốn lưu động có phải là vốn điều lệ không?

Vốn lưu động là gì và có phải là vốn điều lệ hay không? Chỉ tiêu về lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động trong báo cáo tài chính được lập theo phương pháp nào?

Vốn lưu động là gì?

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm vốn lưu động là gì, tuy nhiên ta có thể hiểu rằng vốn lưu động là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp.

Hay nói theo cách khác, vốn lưu động cho biết doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính để đáp ứng các hoạt động kinh doanh hằng ngày như trả lương cho người lao động, thanh toán tiền điện nước, tiền mặt bằng,... hay không.

Thông thường, vốn luu động sẽ được tính dựa trên lượng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang có, cụ thể:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó:

- Tài sản ngắn hạn là các tài sản mà có thể dễ dàng chuyển đổi ngay thành tiền mặt trong ngắn hạn, các tài sản có tính thanh khoản cao, ví dụ như tiền gửi, trái phiếu thời hạn dưới 1 năm, vàng bạc, ngoại tệ, hàng hóa, các khoản bán chịu,...

- Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm, kể cả các khoản nợ ngân hàng và cả các khoản mua chịu.

*Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo*

Vốn lưu động là gì? Vốn lưu động có phải là vốn điều lệ không?

Vốn lưu động là gì? Vốn lưu động có phải là vốn điều lệ không? (Hình từ Internet)

Vốn lưu động có phải là vốn điều lệ không?

Căn cứ quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 đã nêu rõ khái niệm về vốn điều lệ như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Theo đó, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên trong công ty và chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; còn với công ty cổ phần thì là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập.

Khi đối chiếu với khái niệm về vốn lưu động, ta có thể thấy đây là 02 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, bởi vì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu và các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập nên có thể sử dụng vốn điều lệ để đầu tư vào các tài sản dài hạn như: máy móc, thiết bi,... hoặc để trả các khoản nợ dài hạn; trong khi đó vốn lưu động lại là tài sản sẵn có của doanh nghiệp chỉ để thực hiện thanh toán, chi trả các chi phí hằng ngày và ngắn hạn.

Như vậy, ta có thể đi đến kết luận rằng vốn điều lệ có thể dùng để tạo ra vốn lưu động, nhưng không phải là vốn lưu động.

Chỉ tiêu về lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động trong báo cáo tài chính phản ánh nội dung nào?

Căn cứ tại điểm b khoản 4.1.2 Điều 114 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về việc lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp, theo đó chỉ tiêu về lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động trong báo cáo tài chính (cụ thể là trong báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được lập theo phương pháp gián tiếp) phản ánh luồng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của các khoản mục thu nhập và chi phí không phải bằng tiền.

Chỉ tiêu về lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động được lập dựa trên phương pháp đó là: căn cứ vào lợi nhuận trước thuế TNDN cộng (+) các khoản điều chỉnh. Mã số 08 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07.

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…).

Trong đó:

- Lợi nhuận trước thuế: Mã số 01

- Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT: Mã số 02

- Các khoản dự phòng: Mã số 03

- Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Mã số 04

- Lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư: Mã số 05

- Chi phí lãi vay: Mã số 06

- Các khoản điều chỉnh khác: Mã số 07

Vốn lưu động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vốn lưu động là gì? Vốn lưu động có phải là vốn điều lệ không?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch