Văn phòng phẩm có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không? Mức thuế suất đối với văn phòng phẩm là bao nhiêu?

Văn phòng phẩm có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không? Mức thuế suất đối với văn phòng phẩm là bao nhiêu?

Văn phòng phẩm có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?

Căn cứ tại Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về đối tượng chịu thuế như sau:

Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.

Theo đó, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng được quy định là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam.

"Văn phòng phẩm" là một thuật ngữ khá phổ biến và quen thuộc với hầu hết học sinh, sinh viên, người đi làm công sở,... Có thể hiểu văn phòng phẩm là bao gồm các vật dụng, đồ dùng tiêu dùng cần thiết trong văn phòng làm việc, cụ thể như: giấy in, sổ tay, giấy viết, bút, ghim, sổ đựng tài liệu, băng dính, mực in, túi bìa cứng, ...

Như vậy, văn phòng phẩm cũng thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp luật.

Văn phòng phẩm có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không? Mức thuế suất đối với văn phòng phẩm là bao nhiêu?

Văn phòng phẩm có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không? Mức thuế suất đối với văn phòng phẩm là bao nhiêu? (Hình từ internet)

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng đối với văn phòng phẩm?

Căn cứ tại Điều 6 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định căn cứ tính thuế đối với đối tượng chịu thuế, cụ thể là văn phòng phẩm được tính là giá tính thuế và thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 như sau:

Giá tính thuế
1. Giá tính thuế được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng
...

Như vậy, giá tính thuế đối với văn phòng phẩm là giá bán ra chưa có thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, giá tính thuế còn bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Mức thuế suất đối với văn phòng phẩm là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1, điểm m khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 sau đó được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016 quy định về thuế suất thuế giá trị gia tăng như sau:

Thuế suất
1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây:
a) Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;
b) Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;
c) Dịch vụ cấp tín dụng;
d) Chuyển nhượng vốn;
đ) Dịch vụ tài chính phái sinh;
e) Dịch vụ bưu chính, viễn thông;
g) Sản phẩm xuất khẩu quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
...
m) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
...

Theo đó, thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng là văn phòng phẩm là 0% và 5%, được tính theo hai trường hợp cụ thể như sau:

(1) Thuế suất 0%: áp dụng thuế suất này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ là các mặt hàng văn phòng phẩm được xuất khẩu thì sẽ chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 0%;

(2) Thuế suất 5%: áp dụng thuế suất này đối với các loại hàng hóa kinh doanh bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học.

Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng như thế nào? Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với cơ sở kinh doanh nào?
Pháp luật
Hàng hóa nào được hoàn thuế giá trị gia tăng khi người nước ngoài mang theo khi xuất cảnh? Phí dịch vụ hoàn thuế, số tiền được hoàn thuế là bao nhiêu?
Pháp luật
Cách tính thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ phần mềm?
Pháp luật
Học phí từ dạy học, dạy nghề có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ theo công thức nào?
Pháp luật
Thuế suất thuế giá trị gia tăng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kinh doanh xé túi mù có phải đóng thuế giá trị gia tăng không?
Pháp luật
Văn phòng phẩm có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không? Mức thuế suất đối với văn phòng phẩm là bao nhiêu?
Pháp luật
Có bao nhiêu loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Black Friday 2024 là ngày mấy? Hàng khuyến mại Black Friday 2024 có phải chịu thuế giá trị gia tăng?
Nguyễn Ánh Linh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch