Tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử bằng số tham chiếu đúng không?
Tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử theo mã giao dịch điện tử bằng số tham chiếu đúng không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. “Chứng từ điện tử” là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương thức điện tử khi người nộp thuế, cơ quan thuế, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện giao dịch thuế điện tử.
3. “Mã giao dịch điện tử” là một dãy các ký tự được tạo theo một nguyên tắc thống nhất, có tính duy nhất theo từng chứng từ điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Bên cạnh đó, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định như sau:
Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử
1. Chứng từ điện tử gồm:
a) Hồ sơ thuế điện tử: hồ sơ đăng ký thuế; hồ sơ khai thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; thủ tục bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hồ sơ hoàn thuế; hồ sơ miễn giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ và các hồ sơ, văn bản khác về thuế dưới dạng điện tử được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế.
Như vậy, mã giao dịch điện tử được hiểu là một dãy các ký được được tạo theo một nguyên tắc thống nhất, có tính duy tính nhất theo từng chứng từ điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Còn hồ sơ thuế điện tử là hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, các thủ tục hành chính về nộp thuế được thể hiện bằng chứng từ điện tử do người nộp thuế, cơ quan thuế, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện giao dịch thuế điện tử tạo thông tin, gửi thông tin, nhận và lưu trữ bằng phương thức điện tử.
Cụ thể, căn cứ Điều 34 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử theo mã giao dịch điện tử như sau:
- Người nộp thuế sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu, xem, in toàn bộ thông tin về hồ sơ, chứng từ, thông báo, quyết định, văn bản đã nhận/gửi giữa cơ quan thuế và người nộp thuế; tra cứu nghĩa vụ kê khai, tra cứu thông tin nghĩa vụ theo hồ sơ, chứng từ, quyết định; tra cứu số thuế còn phải nộp. Các thông tin của các thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế có giá trị xác nhận như văn bản bằng giấy của cơ quan thuế.
Người nộp thuế có thể tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử theo mã giao dịch điện tử, riêng chứng từ nộp NSNN thì tra cứu theo “số tham chiếu”
- Người nộp thuế chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử, sử dụng mã giao dịch điện tử được cấp theo từng lần để tra cứu thông tin đã giao dịch với cơ quan thuế.
- Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thông báo trên tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế do Tổng cục Thuế cấp về tình hình xử lý các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, miễn, giảm/xóa nợ, được hoàn, còn được hoàn phát sinh trong tháng trước và các khoản còn phải nộp, nộp thừa đến thời điểm cuối tháng trước đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
Cách tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử theo mã giao dịch điện tử theo Thông tư 19? (Hình từ Internet)
Trong giao dịch trong thuế điện tử có cần phải sử dụng chứng thư số không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định như sau:
Ký điện tử trong giao dịch thuế điện tử
1. Người nộp thuế khi thực hiện giao dịch thuế điện tử phải sử dụng chứng thư số đang còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ký số trên các hồ sơ thuế, chứng từ thuế điện tử trừ một số trường hợp sau:
a) Người nộp thuế là cá nhân đã có mã số thuế chưa được cấp chứng thư số.
b) Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế lần đầu và cấp mã số thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
c) Người nộp thuế lựa chọn phương thức nộp thuế điện tử theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện theo quy định của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Do vậy, trong giao dịch thuế điện tử, người nộp thuế cần phải sử dụng chứng thư số đang còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Cho mượn Chứng chỉ kế toán viên có bị thu hồi chứng chỉ kế toán viên không?
- Danh sách doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán được công khai trên trang nào?
- Tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử bằng số tham chiếu đúng không?
- Cá nhân có hành vi trốn thuế 500 triệu đồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là bao lâu?
- Sổ kế toán phải ghi bằng bút gì? Mức xử phạt khi không ghi đúng loại bút trong sổ kế toán?
- Doanh nghiệp khoa học và công nghệ có phải đóng thuế TNDN không?
- Loại tài nguyên nào có mức thuế suất cao nhất? Ai là người có nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên?
- Vốn lưu động là gì? Vốn lưu động có phải là vốn điều lệ không?
- Công ty may mặc có được giảm thuế TNDN không? Mức giảm thuế TNDN được tính như thế nào?