Thuế giá trị gia tăng được khai theo từng lần phát sinh trong trường hợp nào?

Thuế giá trị gia tăng được khai theo từng lần phát sinh trong trường hợp nào?

Thuế giá trị gia tăng được khai theo từng lần phát sinh trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế như sau:

Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
...
4. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo từng lần phát sinh, bao gồm:
a) Thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này hoặc người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng nhưng có phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
b) Thuế tiêu thụ đặc biệt của người nộp thuế có kinh doanh xuất khẩu chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở kinh doanh mua xe ô tô, tàu bay, du thuyền sản xuất trong nước thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng sang đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
...

Theo đó, thuế giá trị gia tăng được khai theo từng lần phát sinh khi thuộc các trường hợp dưới đây:

[1] Thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế thuộc các trường hợp như sau:

- Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.

- Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và quy định tại điểm b khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý thuế 2019 trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.

- Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.

- Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

- Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

- Người khai thuế thu nhập cá nhân là tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý mà trong tháng quý đó không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của đối tượng nhận thu nhập.

[2] Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng nhưng có phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

[3] Thuế giá trị gia tăng không phát sinh thường xuyên của người nộp thuế áp dụng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ trên doanh thu theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; trừ trường hợp người nộp thuế trong tháng phát sinh nhiều lần thì được khai theo tháng.

[4] Thuế giá trị gia tăng của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (sau đây gọi là nhà thầu nước ngoài) áp dụng theo phương pháp trực tiếp; thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài áp dụng theo phương pháp hỗn hợp khi bên Việt Nam thanh toán tiền cho nhà thầu nước ngoài.

Trường hợp bên Việt Nam thanh toán tiền cho nhà thầu nước ngoài nhiều lần trong tháng thì được khai theo tháng thay cho việc khai theo từng lần phát sinh.

Thuế giá trị gia tăng được khai theo từng lần phát sinh khi nào?

Thuế giá trị gia tăng được khai theo từng lần phát sinh trong trường hợp nào?

Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

- Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;

- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;

- Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.

Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt

Trường hợp nào được phân bổ thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng
1. Các trường hợp được phân bổ:
a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;
b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
c) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;
d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
đ) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
...

Như vậy, các trường hợp được phân bổ thuế giá trị gia tăng bao gồm:

- Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán.

- Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

- Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện.

- Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.

Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ khách sạn có được gia hạn nộp thuế GTGT kỳ tháng 5 không?
Pháp luật
Hạn chót 20 11 nộp tiền thuế GTGT của 2 kỳ tính thuế đúng không?
Pháp luật
Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng như thế nào? Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với cơ sở kinh doanh nào?
Pháp luật
Hàng hóa nào được hoàn thuế giá trị gia tăng khi người nước ngoài mang theo khi xuất cảnh? Phí dịch vụ hoàn thuế, số tiền được hoàn thuế là bao nhiêu?
Pháp luật
Cách tính thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ phần mềm?
Pháp luật
Học phí từ dạy học, dạy nghề có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ theo công thức nào?
Pháp luật
Thuế suất thuế giá trị gia tăng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kinh doanh xé túi mù có phải đóng thuế giá trị gia tăng không?
Pháp luật
Văn phòng phẩm có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không? Mức thuế suất đối với văn phòng phẩm là bao nhiêu?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch