Thời hạn tạm giữ xe do vi phạm nồng độ cồn là bao lâu? Khoản phí người vi phạm phải trả ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn là gì?

Thời hạn tạm giữ xe do vi phạm nồng độ cồn là bao lâu? Khoản phí người vi phạm phải trả ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn là gì?

Thời hạn tạm giữ xe do vi phạm nồng độ cồn là bao lâu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm quy định:

Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
...

Theo đó, từ quy định nêu trên thì tất các hành vi vi phạm vi phạm nồng độ cồn đều bị tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt.

Tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính quy định như sau:

Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
...

Như vậy, thời hạn tạm giữ xe khi vi phạm nồng độ cồn là không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ. Tuy nhiên, trong trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ xe do vi phạm nồng độ cồn là bao lâu? Khoản phí người vi phạm phải trả ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn là gì?

Thời hạn tạm giữ xe do vi phạm nồng độ cồn là bao lâu? Khoản phí người vi phạm phải trả ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn là gì? (Hình từ Internet)

Khoản phí người vi phạm phải trả ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn là gì?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP, quy định như sau:

Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
4. Chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.
Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này;
b) Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ;
...

Như vậy, ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn thì người vi phạm nồng độ cồn khi đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.

Nồng độ cồn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các mức phạt vi phạm nồng độ cồn áp dụng từ 2025 theo Nghị định 168? Ai phải trả phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?
Pháp luật
Thời hạn tạm giữ xe do vi phạm nồng độ cồn là bao lâu? Khoản phí người vi phạm phải trả ngoài tiền phạt khi vi phạm nồng độ cồn là gì?
Pháp luật
Bỏ xét nghiệm nồng độ cồn khi khám sức khỏe lái xe từ 2025? Lệ phí thi bằng lái xe hiện nay là bao nhiêu?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch