Số tiền gia hạn nộp thuế được xác định như thế nào?
Số tiền gia hạn nộp thuế được xác định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì số tiền được gia hạn nộp thuế được xác định như sau:
- Đối với người nộp thuế gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ quy định tại điểm a khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019: Số tiền thuế được gia hạn nộp thuế là số tiền thuế nợ tính đến thời điểm người nộp thuế gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ nhưng không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).
- Đối với người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 126/2020/NĐ-CP: Số tiền thuế được gia hạn nộp thuế là số tiền thuế nợ tính đến thời điểm người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng khác, nhưng không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).
- Đối với trường hợp di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế 2019: Số tiền thuế được gia hạn là số tiền thuế nợ tính đến thời điểm người nộp thuế bắt đầu ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện di dời, nhưng không vượt quá chi phí thực hiện di dời và thiệt hại do phải di dời gây ra sau khi trừ đi các khoản được hỗ trợ, đền bù thiệt hại theo quy định. Chi phí di dời không bao gồm chi phí xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện người nộp thuế không thực hiện di dời thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế đã được gia hạn và tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế đã được gia hạn nộp thuế.
Số tiền gia hạn nộp thuế được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ gia hạn nộp thuế gồm các loại giấy tờ nào?
Hồ sơ gia hạn nộp thuế bao gồm các loại giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
- Đối với trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ quy định tại điểm a khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC;
+ Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của cơ quan có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
+ Văn bản xác định giá trị vật chất bị thiệt hại do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu;
+ Văn bản (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có);
+ Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại (nếu có).
- Đối với trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC;
+ Văn bản xác định giá trị vật chất bị thiệt hại do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu;
+ Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra bất khả kháng của cơ quan có thẩm quyền; tài liệu chứng minh người nộp thuế phải ngừng, nghỉ sản xuất, kinh doanh đối với trường hợp do chiến tranh, bạo loạn, đình công mà người nộp thuế phải ngừng, nghỉ sản xuất, kinh doanh (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
+ Tài liệu chứng minh việc gặp rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế và người nộp thuế không có khả năng nguồn tài chính nộp ngân sách nhà nước đối với trường hợp bị thiệt hại do gặp rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
+ Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại của cơ quan bảo hiểm (nếu có).
- Đối với trường hợp di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế 2019. Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC;
+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
+ Đề án hoặc phương án di dời, trong đó thể hiện rõ kế hoạch và tiến độ thực hiện di dời của người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế).
- Giá vàng nhẫn 9999, vàng miếng SJC hôm nay bao nhiêu? Kinh doanh vàng có bắt buộc phải lập hóa đơn chứng từ không?
- Quy định phí giữ xe tại TPHCM 2025 như thế nào? Nơi giữ xe thu phí cao hơn quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cách viết ưu điểm kết quả đạt được Bản kiểm điểm đảng viên năm 2024 mẫu 02B? Mức đóng đảng phí của đảng viên trong Quân đội?
- Mức phạt tiền đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự 2025 là bao nhiêu?
- Lệ phí môn bài 1 năm đóng mấy lần? Mức thu lệ phí môn bài cho cá nhân, hộ kinh doanh?
- Cha mẹ chưa đủ tuổi làm giấy khai sinh cho con được không? Lệ phí đăng ký khai sinh mới nhất 2025?
- 02 Chính sách thuế lớn áp dụng đến hết năm 2024? Năm 2025 có chính sách thuế nào?
- Tính thuế VAT ngược theo công thức nào năm 2025?
- Dự thảo Nghị định áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định thuế tối thiểu toàn cầu có mấy phần?
- Mã ĐBHC trong giấy nộp tiền trên eTax cho tổ chức là gì?