Quy định thành lập Văn phòng công chứng từ ngày 01/07/2025 như thế nào? Năm 2025 Văn phòng công chứng thực hiện quản lý phí công chứng thế nào?
Quy định về thành lập Văn phòng công chứng từ ngày 01/07/2025 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Công chứng 2024 quy định về thành lập Văn phòng công chứng từ ngày 01/07/2025 cụ thể như sau:
Thành lập Văn phòng công chứng
1. Căn cứ vào quy định của pháp luật về điều kiện thành lập Văn phòng công chứng, công chứng viên đề nghị thành lập Văn phòng công chứng lập hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi đến Sở Tư pháp nơi dự kiến thành lập Văn phòng công chứng.
2. Công chứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới:
a) Đang là viên chức của Phòng công chứng;
b) Đang là thành viên hợp danh của 01 Văn phòng công chứng;
c) Đang là Trưởng Văn phòng công chứng của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;
d) Chưa hết thời hạn 02 năm theo quy định tại khoản 6 Điều 27, khoản 5 Điều 31 và khoản 4 Điều 34 của Luật này.
3. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.
4. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập Văn phòng công chứng.
Như vậy, từ ngày 01/07/2025 việc thành lập Văn phòng công chứng được quy định như sau:
(1) Căn cứ vào quy định của pháp luật về điều kiện thành lập Văn phòng công chứng, công chứng viên đề nghị thành lập Văn phòng công chứng lập hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi đến Sở Tư pháp nơi dự kiến thành lập Văn phòng công chứng.
(2) Công chứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới:
- Đang là viên chức của Phòng công chứng;
- Đang là thành viên hợp danh của 01 Văn phòng công chứng;
- Đang là Trưởng Văn phòng công chứng của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;
- Chưa hết thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 27 Luật Công chứng 2024, công chứng viên đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của Văn phòng công chứng phát sinh trong thời gian là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng đó;
Hết thời hạn này, công chứng viên mới được thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới, hợp danh vào Văn phòng công chứng khác hoặc mua Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
- Chưa hết thời hạn 02 năm kể từ ngày bán Văn phòng công chứng theo quy định tại Điều 31 Luật Công chứng 2024, công chứng viên đã bán Văn phòng công chứng mới được thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới, hợp danh vào Văn phòng công chứng khác hoặc mua Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
- Chưa hết thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng có hiệu lực thi hành, thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng, Trưởng Văn phòng công chứng của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 34 Luật Công chứng 2024 mới được thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới, hợp danh vào Văn phòng công chứng khác, mua Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
(3) Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.
(4) Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập Văn phòng công chứng.
Quy định về thành lập Văn phòng công chứng từ ngày 01/07/2025 như thế nào? (Hình từ Internet)
Năm 2025 Văn phòng công chứng thực hiện quản lý phí công chứng thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 257/2016/TT-BTC việc Văn phòng công chứng thực hiện quản lý phí công chứng như sau:
- Tiền phí thu được là doanh thu của Văn phòng công chứng.
- Văn phòng công chứng được giữ lại 100% số tiền phí thu được để trang trải cho việc thu phí và phải khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng công chứng thực hiện lập và giao hóa đơn cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn.
- Cá nhân không cư trú phải nộp thuế TNCN khi nào?
- Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày gì? Người lao động có được nghỉ ngày này không?
- Người đi bộ có nồng độ cồn có bị phạt tiền không?
- Năm 2025, khi bán xe chủ xe có được giữ lại biển số xe đẹp không? Mua bán xe máy có bắt buộc phải nộp lệ phí trước bạ hay không?
- Doanh nghiệp giải thể có được hoàn lại lệ phí môn bài không? Doanh nghiệp có được giải thể khi còn nợ thuế không?
- Xác định số thuế đủ điều kiện hoàn thuế theo Quyết định 2201 quy trình hoàn thuế?
- Chuyển đổi mã số thuế đuôi 001 sang 888 như thế nào?
- Danh mục 3 Phân công xử lý hồ sơ hoàn thuế theo Quyết định 2201 quy trình hoàn thuế được sửa đổi 2025?
- Việc chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
- Hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% trong năm 2025?