Việc chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
Việc chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về việc chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam như sau:
Chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam
1. Doanh nghiệp sử dụng đồng tiền khác với Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì Báo cáo tài chính mang tính pháp lý để công bố ra công chúng và nộp cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam là Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính thì Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước và công bố ra công chúng phải được kiểm toán.
2. Việc chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 78 Thông tư này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện được thực hiện như sau:
Đồng tiền sử dụng để lập báo cáo tài chính khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam
- Báo cáo tài chính được sử dụng để công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam phải được trình bày bằng Đồng Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính bằng đồng ngoại tệ thì phải chuyển đổi Báo cáo tài chính ra Đồng Việt Nam và khi công bố ra công chúng và nộp các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại Việt Nam thì báo cáo tài chính bằng Đồng Việt Nam phải được đính kèm báo cáo tài chính bằng đồng ngoại tệ.
Báo cáo tài chính dùng để xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
- Phương pháp chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam để công bố thông tin ra công chúng và nộp các cơ quan quản lý Nhà nước:
+ Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, kế toán phải quy đổi các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:
++ Tài sản và nợ phải trả được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch;
++ Vốn chủ sở hữu (vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác) được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày góp vốn;
++ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được quy đổi ra Đồng Việt Nam bằng cách tính toán theo các khoản mục của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
++ Lợi nhuận, cổ tức đã trả được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày phải trả lợi nhuận, cổ tức;
++ Các khoản mục thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc tỷ giá chuyển khoản trung bình năm (trường hợp nếu tỷ giá trung bình xấp xỉ với tỷ giá giao dịch thực tế).
- Phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam.
Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam được ghi nhận trên chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” - Thuộc phần vốn chủ sở hữu của Báo cáo tình hình tài chính.
Việc chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định việc lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
- Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán 2015, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
+ Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
+ Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
- Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
+ Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó
- Lịch âm 2025 - Lịch vạn niên 2025: Đầy đủ, chi tiết nhất cả năm 2025? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Âm Lịch 2026?
- Người không cư trú tại Việt Nam mà có phát sinh thu nhập tại Việt Nam thì có phải nộp thuế TNCN?
- Từ 01/07/2025 thời gian đào tạo nghề công chứng là bao lâu? Phí công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất 2025?
- Năm 2025, xe bị phạt nguội có được đăng kiểm không? Phí đăng kiểm xe ô tô 4 chỗ hiện nay là bao nhiêu?
- Hướng dẫn cách xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT 2025 theo Nghị định 180? Tải về Phụ lục Nghị định 180/2024?
- Mẫu Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Excel 2025 Thông tư 200? Tại sao phải lập Bảng kê trích nộp các khoản theo lương?
- Vàng SJC giá vàng hôm nay? Vàng miếng SJC có chịu thuế GTGT không?
- Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ bao nhiêu ngày? Tiền lương đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có phải nộp thuế TNCN?
- Chậm nộp tờ khai thuế quý 4 2024 bị phạt bao nhiêu tiền?
- Trường hợp nào phạt cảnh cáo khi vi phạm giao thông đường bộ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP?