Quy định mới về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi từ 10/3/2025?
Quy định mới về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi từ 10/3/2025 ra sao?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 14/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 7 Nghị định 24/2016/NĐ-CP về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, có hiệu lực từ 10/3/2025.
Theo đó, căn cứ theo Điều 7 Nghị định 24/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 14/2025/NĐ-CP về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi. Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau:
(1) Cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay.
(2) Cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng, vay.
(3) Mua bán lại trái phiếu Chính phủ.
(4) Gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hạn mức cụ thể cho từng nội dung sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo thứ tự ưu tiên trên tại phương án điều hành ngân quỹ nhà nước quý.
Đối với sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại, Nghị định quy định căn cứ danh sách các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và vốn doanh nghiệp nhà nước trên 50% vốn điều lệ, có chất lượng tốt, mức độ an toàn cao do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp, Bộ Tài chính quyết định các ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, đảm bảo an toàn ngân quỹ nhà nước.
Thời hạn gửi ngân quỹ nhà nước tại ngân hàng thương mại bao gồm 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng. Việc gửi có kỳ hạn ngân quỹ nhà nước tại ngân hàng thương mại được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh lãi suất.
Bên cạnh đó, tại Nghị định này cũng quy định rõ hơn về việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi cụ thể như sau:
- Cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay;
- Cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng, vay;
- Mua bán lại trái phiếu Chính phủ;
- Gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại.
Quy định mới về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi từ 10/3/2025?
Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 24/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 14/2025/NĐ-CP quy định sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi như sau:
Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi
...
2. Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay:
a) Ngân quỹ nhà nước được sử dụng cho ngân sách trung ương tạm ứng để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương; cho ngân sách trung ương vay để bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách trung ương.
b) Thời hạn cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước không quá 12 tháng, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại điểm c khoản này.
c) Các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương phải hoàn trả trong năm ngân sách. Bộ Tài chính quyết định việc cho ngân sách trung ương tạm ứng ngân quỹ nhà nước, phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại thời điểm xem xét, quyết định cho ngân sách trung ương tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Các khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương phải hoàn trả đúng hạn. Trong trường hợp ngân sách trung ương không bố trí được nguồn trả nợ khoản vay ngân quỹ nhà nước thì được gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước. Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định và kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, Bộ Tài chính thực hiện cho ngân sách trung ương vay, gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước, bảo đảm trong phạm vi dự toán, kế hoạch đã được phê duyệt và phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi.
d) Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương là 0%/năm.
Do đó theo quy định trên việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay có những quy định cụ thể như sau:
- Ngân quỹ nhà nước có thể được sử dụng để tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời của quỹ ngân sách trung ương và cho vay để bù đắp bội chi hoặc trả nợ gốc của ngân sách trung ương.
- Thời hạn cho vay, tạm ứng tối đa là 12 tháng, trừ trường hợp có gia hạn theo các quy định tại điểm c của điều này.
- Điều kiện hoàn trả các khoản tạm ứng từ ngân quỹ nhà nước phải được hoàn trả trong cùng năm ngân sách và các khoản vay phải hoàn trả đúng hạn.
Nếu ngân sách trung ương không thể bố trí nguồn để trả nợ, có thể gia hạn khoản vay. Việc gia hạn sẽ được thực hiện căn cứ theo dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt và kế hoạch vay, trả nợ công của Chính phủ.
- Lãi suất áp dụng cho các khoản tạm ứng và vay là 0%/năm, nghĩa là không có lãi suất cho các khoản này.
- Bộ Tài chính có thẩm quyền quyết định việc cho ngân sách trung ương tạm ứng hoặc vay từ ngân quỹ nhà nước, căn cứ vào khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại thời điểm quyết định.


- Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại có chịu thuế GTGT không?
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ thì được quy định như thế nào?
- Quy định không được dừng xe, đỗ xe ở đâu khi tham gia giao thông đường bộ như thế nào?
- Bảng giá tính thuế tài nguyên năm 2025 đối với nước thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Gia Lai?
- Thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất thuế xuất nhập khẩu thuộc về cơ quan nào?
- Tải về 5 Bảng giá tính thuế tài nguyên tỉnh Gia Lai năm 2025 theo Quyết định 01/2025/QĐ-UBND?
- Cơ quan quản lý thuế có được mua thông tin, tài liệu, dữ liệu?
- Trị giá tính thuế nhập khẩu là gì? Nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế nhập khẩu?
- Trường hợp nào sẽ nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khoán từ ngày 01/07/2025?
- Lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng phải đóng thuế TNCN bao nhiêu?