Nội dung cập nhật kiến thức của nhân viên đại lý thuế là gì?
Nội dung cập nhật kiến thức của nhân viên đại lý thuế là gì?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 10/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Bộ Tài chính ban hành quy định:
Nội dung, tài liệu cập nhật kiến thức
1. Nội dung cập nhật kiến thức
a) Các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và nội dung liên quan đến quản lý thuế.
b) Các quy định của pháp luật về kế toán doanh nghiệp.
Trên cơ sở nội dung cập nhật kiến thức, căn cứ vào tình hình thực tế, Tổng cục Thuế xây dựng chương trình khung các nội dung phải cập nhật kiến thức của năm đó. Chương trình khung được ban hành trước ngày 31/01 hàng năm.
2. Tài liệu cập nhật kiến thức
a) Tài liệu cập nhật kiến thức phải chứa đựng các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Tài liệu cập nhật kiến thức được trình bày dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử.
Theo đó, nội dung cập nhật kiến thức của nhân viên đại lý thuế là:
- Các quy định của pháp luật về thuế - phí - lệ phí và nội dung liên quan đến quản lý thuế.
- Các quy định của pháp luật về kế toán doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế xây dựng chương trình khung các nội dung phải cập nhật kiến thức của năm đó dựa trên cơ sở nội dung cập nhật kiến thức và căn cứ vào tình hình thực tế.
Chương trình khung được ban hành trước ngày 31/01 hàng năm.
Nội dung cập nhật kiến thức của nhân viên đại lý thuế là gì? (Hình từ Internet)
Hình thức cập nhật kiến thức đối với nhân viên đại lý thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Thông tư 10/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Bộ Tài chính ban hành quy định:
Thời gian, hình thức cập nhật kiến thức
1. Thời gian cập nhật kiến thức đối với nhân viên đại lý thuế và người đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được xác định như sau:
a) Thời gian cập nhật kiến thức tối thiểu 24 giờ (tương đương 03 ngày) trong một năm. Số giờ cập nhật kiến thức được tính cộng dồn từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm để làm cơ sở đăng ký hành nghề hoặc xác định đủ điều kiện hành nghề cho năm sau.
b) Giờ cập nhật kiến thức được tính theo tỷ lệ 01 giờ học bằng 01 giờ cập nhật kiến thức. Thời lượng được tính giờ cập nhật kiến thức không quá 04 giờ/buổi học và không quá 08 giờ/ngày học.
c) Tài liệu chứng minh về giờ cập nhật kiến thức là giấy xác nhận đã tham gia cập nhật kiến thức do đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức cấp.
2. Hình thức cập nhật kiến thức.
a) Người đăng ký tham gia cập nhật kiến thức tại các lớp cập nhật kiến thức theo hình thức học trực tiếp hoặc trực tuyến do các đơn vị tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.
b) Trường hợp người tham gia học tại các lớp tập huấn do Cục Thuế tổ chức chung cho người nộp thuế, người cập nhật kiến thức (nếu có nhu cầu xác nhận) thì thông báo cho đơn vị tổ chức lớp tập huấn trước khi tham gia buổi tập huấn đầu tiên để Cục Thuế thực hiện theo dõi và cấp giấy xác nhận đã tham dự cập nhật kiến thức.
Theo đó, hình thức cập nhật kiến thức đối với nhân viên đại lý thuế là:
- Người đăng ký tham gia cập nhật kiến thức tại các lớp cập nhật kiến thức theo hình thức học trực tiếp hoặc trực tuyến do các đơn vị tổ chức theo quy định.
- Trường hợp người tham gia học tại các lớp tập huấn do Cục Thuế tổ chức chung cho người nộp thuế, người cập nhật kiến thức (nếu có nhu cầu xác nhận) thì thông báo cho đơn vị tổ chức lớp tập huấn trước khi tham gia buổi tập huấn đầu tiên để Cục Thuế thực hiện theo dõi và cấp giấy xác nhận đã tham dự cập nhật kiến thức.
Đơn vị nào tổ chức cập nhật kiến thức cho nhân viên đại lý thuế?
Căn cứ tại Điều 21 Thông tư 10/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Bộ Tài chính ban hành quy định:
Tổ chức cập nhật kiến thức
1. Tổng cục Thuế ban hành quy chế tổ chức cập nhật kiến thức hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Tổng cục Thuế thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá giám sát việc tổ chức cập nhật kiến thức.
2. Đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức gồm:
a) Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trường Nghiệp vụ thuế;
b) Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính;
c) Các cơ sở đào tạo có chuyên ngành đào tạo từ trình độ đại học trở lên về các nội dung cập nhật kiến thức quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này;
d) Các tổ chức xã hội nghề nghiệp về đại lý thuế.
3. Các cơ sở đào tạo và các tổ chức xã hội nghề nghiệp về đại lý thuế đăng ký tổ chức thực hiện theo quy chế cập nhật kiến thức và được Tổng cục Thuế xác nhận nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Có chương trình, tài liệu cập nhật kiến thức đáp ứng được quy định tại Điều 19 Thông tư này;
b) Có đội ngũ giảng viên có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm công tác, nghiên cứu, giảng dạy liên quan tới nội dung cập nhật kiến thức quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
...
Theo đó, đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức cho nhân viên đại lý thuế bao gồm:
- Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trường Nghiệp vụ thuế.
- Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.
- Các cơ sở đào tạo có chuyên ngành đào tạo từ trình độ đại học trở lên về các nội dung cập nhật kiến thức.
- Các tổ chức xã hội nghề nghiệp về đại lý thuế.
- Sổ hồng là gì? Người dân khi làm sổ hồng có phải đóng lệ phí trước bạ không?
- Có kê biên nhà ở khi cưỡng chế thuế bằng biện pháp kê biên tài sản không?
- Đơn vị tính và phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như thế nào?
- Có phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài trúng thưởng tại Việt Nam không?
- Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản khi nào? Đơn vị kế toán không kiểm kê tài sản bị phạt bao nhiêu?
- Sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là gì? Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối thuế, hóa đơn được quy định như thế nào?
- Dịch vụ phần mềm gồm những loại nào? Dịch vụ phần mềm có phải là đối tượng chịu thuế GTGT không?
- Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?
- Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa mới nhất? Có cần biên bản giao nhận hàng hóa để xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
- Người nộp thuế có quyền tố cáo hành vi vi phạm của công chức thuế không?