Người thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế bị phạt bao nhiêu?
Người thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế bị phạt bao nhiêu?
Theo Điều 19 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt người thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân liên quan
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày trở lên.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế, trừ hành vi không trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế quy định tại Điều 18 Nghị định này;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến tài sản, quyền, nghĩa vụ về tài sản của người nộp thuế do mình nắm giữ; tài khoản của người nộp thuế tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước.
3. Mức phạt tiền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân áp dụng theo nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cung cấp thông tin đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Đồng thời, theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
...
Và theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Như vậy, tổ chức thông đồng, bao che cho người nộp thuế trốn thuế sẽ bị phạt tiền từ 6 - 16 triệu đồng, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 3 - 8 triệu đồng.
Người thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế là ai?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
a) Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt theo Nghị định này.
Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định này.
b) Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Như vậy, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm người nộp thuế và tổ chức, cá nhân liên quan.
Người nộp thuế gửi công văn hỏi đáp Cơ quan thuế đề nghị giải đáp, hướng dẫn thủ tục về thuế theo mẫu nào?
Các phương pháp đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là gì?
Người nộp thuế có quyền từ chối kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế không?
Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giữ bí mật thông tin không?
Người nộp thuế có tiền phạt nộp thừa thì xử lý như thế nào?
Mẫu văn bản đề nghị tra soát Thông tư 80? Khi nào phải lập văn bản đề nghị tra soát?
Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp được miễn, giảm, hoàn bị xử phạt thế nào?
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong cung cấp thông tin người nộp thuế như thế nào?
Người nộp thuế bằng phương thức điện tử khi có câu hỏi, vướng mắc thì gửi đến ai?
Người nộp thuế nợ thuế bao lâu thì bị cưỡng chế? Có mấy biện pháp cưỡng chế nợ thuế?
Nguyễn Bảo Trân
Chia sẻ trên Facebook
- Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn dưới 30 ngày thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời điểm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc của người nộp thuế TNCN là khi nào?
- Chính thức cho phép hoán đổi ngày làm việc để nghỉ lễ 30/4 - 01/5 năm 2025? Tiền công ty hỗ trợ vé xe về quê nghỉ lễ có chịu thuế?
- Mức thu phí thi hành án dân sự hiện nay là bao nhiêu? Những trường hợp nào không phải chịu phí thi hành án dân sự?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 cho người lao động đi làm ngày thứ 7?
- Phương pháp tính thuế chống bán phá giá như thế nào? Ai có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá?
- Tiền thưởng kèm theo danh hiệu Lao động tiên tiến của người lao động có phải là thu nhập chịu thuế TNCN không?
- Khi nào doanh nghiệp bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn được sử dụng hóa đơn?
- CIT là thuế gì? Thời gian nộp CIT tại Việt Nam trong năm 2024 là khi nào?
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới nhất theo Nghị định 144?