Mẫu văn bản đề nghị tra soát Thông tư 80? Khi nào phải lập văn bản đề nghị tra soát?
Mẫu văn bản đề nghị tra soát Thông tư 80?
Hiện nay mẫu văn bản đề nghị tra soát mới nhất là mẫu số 01/TS được quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Tải về mẫu văn bản đề nghị tra soát Thông tư 80 mới nhất
Khi nào phải lập văn bản đề nghị tra soát?
Theo khoản 2 Điều 69 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về cung cấp, xử lý sai, sót, tra soát, điều chỉnh thông tin, trong đó:
Cung cấp, xử lý sai, sót, tra soát, điều chỉnh thông tin
...
2. Trường hợp sai, sót, tra soát, điều chỉnh thông tin thu, nộp ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là tra soát)
a) Người nộp thuế phát hiện thông tin đã ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế do cơ quan thuế cung cấp định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều này có sai khác với thông tin theo dõi của người nộp thuế.
b) Người nộp thuế phát hiện thông tin đã khai trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước không chính xác. Người nộp thuế chỉ được đề nghị điều chỉnh các chứng từ nộp ngân sách đáp ứng các điều kiện sau:
b.1) Chứng từ nộp ngân sách của năm trước nhưng đề nghị điều chỉnh vào năm sau chỉ được điều chỉnh trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách.
b.2) Không đề nghị điều chỉnh thông tin về tổng số tiền, loại tiền trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước.
b.3) Không thuộc trường hợp gửi văn bản đề nghị bù trừ khoản nộp thừa hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định tại Điều 25 và Điều 42 Thông tư này.
c) Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thông báo, quyết định về thuế phát hiện sai, sót cần điều chỉnh thông tin đã hạch toán thu ngân sách nhà nước.
d) Kho bạc Nhà nước phát hiện sai, sót cần điều chỉnh thông tin đã hạch toán thu ngân sách nhà nước hoặc thực hiện tra soát đối với các khoản đã hạch toán vào tài khoản chờ xử lý các khoản thu của cơ quan thuế.
đ) Ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản (trường hợp chuyển nộp ngân sách nhà nước qua kênh liên ngân hàng về trực tiếp Kho bạc Nhà nước) phát hiện sai, sót cần điều chỉnh liên quan đến thông tin chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế đã truyền sang Kho bạc Nhà nước.
e) Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nơi người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước phát hiện sai, sót cần điều chỉnh liên quan đến thông tin chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế đã chuyển Ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản.
g) Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện sai, sót cần điều chỉnh đối với thông tin đã trao đổi, cung cấp giữa các cơ quan.
...
Mà theo khoản 3 Điều 69 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định hồ sơ đề nghị tra soát gồm:
- Văn bản đề nghị tra soát theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Tài liệu chứng minh (nếu có): Bản sao chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế hoặc bản sao các quyết định, thông báo, chứng từ có liên quan.
Như vậy, người nộp thuế phải lập văn bản đề nghị tra soát khi thuộc một trong các trường hợp sai, sót, tra soát, điều chỉnh thông tin thu, nộp ngân sách nhà nước sau đây:
- Phát hiện thông tin đã ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế do cơ quan thuế cung cấp định kỳ theo quy định có sai khác với thông tin theo dõi của người nộp thuế.
- Phát hiện thông tin đã khai trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước không chính xác. Người nộp thuế chỉ được đề nghị điều chỉnh các chứng từ nộp ngân sách đáp ứng các điều kiện sau:
+ Chứng từ nộp ngân sách của năm trước nhưng đề nghị điều chỉnh vào năm sau chỉ được điều chỉnh trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách.
+ Không đề nghị điều chỉnh thông tin về tổng số tiền, loại tiền trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước.
+ Không thuộc trường hợp gửi văn bản đề nghị bù trừ khoản nộp thừa hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định tại Điều 25 và Điều 42 Thông tư này.
- Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thông báo, quyết định về thuế phát hiện sai, sót cần điều chỉnh thông tin đã hạch toán thu ngân sách nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước phát hiện sai, sót cần điều chỉnh thông tin đã hạch toán thu ngân sách nhà nước hoặc thực hiện tra soát đối với các khoản đã hạch toán vào tài khoản chờ xử lý các khoản thu của cơ quan thuế.
- Ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản (trường hợp chuyển nộp ngân sách nhà nước qua kênh liên ngân hàng về trực tiếp Kho bạc Nhà nước) phát hiện sai, sót cần điều chỉnh liên quan đến thông tin chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế đã truyền sang Kho bạc Nhà nước.
- Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nơi người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước phát hiện sai, sót cần điều chỉnh liên quan đến thông tin chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế đã chuyển Ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản.
- Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện sai, sót cần điều chỉnh đối với thông tin đã trao đổi, cung cấp giữa các cơ quan.
Mẫu văn bản đề nghị tra soát Thông tư 80? Khi nào phải lập văn bản đề nghị tra soát? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị tra soát của người nộp thuế?
Theo điểm a khoản 5 Điều 69 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định:
Cung cấp, xử lý sai, sót, tra soát, điều chỉnh thông tin
...
5. Trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị tra soát
a) Cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị tra soát từ người nộp thuế, cụ thể:
a.1) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp:
a.1.1) Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị tra soát đối với chứng từ nộp ngân sách có cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế quản lý thu trên chứng từ.
a.1.2) Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị tra soát đối với hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, chứng từ nộp ngân sách nhà nước, thông báo, quyết định và các văn bản khác của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền do cơ quan thuế quản lý trực tiếp đã tiếp nhận hoặc ban hành.
a.2) Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị tra soát đối với hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, chứng từ nộp ngân sách nhà nước, thông báo, quyết định và các văn bản khác của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền do cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước đã tiếp nhận hoặc ban hành.
a.3) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này:
Phối hợp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để xử lý hồ sơ đề nghị tra soát liên quan đến khoản được nhận khoản phân bổ thuộc trường hợp theo quy định tại điểm a.1 khoản này
...
Như vậy, tuỳ theo loại hồ sơ, chứng từ thì cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị tra soát của người nộp thuế sẽ là cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước hoăc cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ.
- Tổ chức không tiêu hủy hóa đơn theo quy định pháp luật thì bị xử phạt thế nào?
- Xăng có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?
- Khoản chi khi công ty tổ chức teambuilding cho nhân viên có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Trao đổi ngoại tệ tại Ngân hàng sẽ mất phí bao nhiêu? Có được khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ không?
- Phụ cấp đặc thù cho giáo viên hiện nay là bao nhiêu? Phụ cấp đặc thù của giáo viên có chịu thuế TNCN không?
- Khoản tiền thưởng Giáng sinh cho lao động là người nước ngoài có phải là thu nhập chịu thuế TNCN không?
- Xuất khẩu hàng nông sản có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
- Có phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với Việt kiều mới về nước và trúng thưởng tại Việt Nam không?
- Các phương pháp đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là gì?
- Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giả để hạch toán hàng hóa làm giảm số tiền thuế phải nộp thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?