Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp được miễn, giảm, hoàn bị xử phạt thế nào?
Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn bị xử phạt thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp được miễn, giảm, hoàn như sau:
- Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
+ Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;
+ Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, biên bản vi phạm hành chính xác định là hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm hành chính lần đầu về hành vi trốn thuế, đã khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và cơ quan thuế đã lập biên bản ghi nhận để xác định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế;
+ Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
+ Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
Ngoài ra, còn phải chịu các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
+ Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp người nộp thuế có hành vi khai sai theo quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế thì không bị xử phạt theo quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP mà xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp được miễn, giảm, hoàn bị xử phạt thế nào? (Hình từ internet)
Các hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ gồm có như sau:
- Đối với công chức thuế
+ Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
+ Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
+ Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
- Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
+ Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
+ Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
+ Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
+ Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
- Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn dưới 30 ngày thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời điểm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc của người nộp thuế TNCN là khi nào?
- Chính thức cho phép hoán đổi ngày làm việc để nghỉ lễ 30/4 - 01/5 năm 2025? Tiền công ty hỗ trợ vé xe về quê nghỉ lễ có chịu thuế?
- Mức thu phí thi hành án dân sự hiện nay là bao nhiêu? Những trường hợp nào không phải chịu phí thi hành án dân sự?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 cho người lao động đi làm ngày thứ 7?
- Phương pháp tính thuế chống bán phá giá như thế nào? Ai có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá?
- Tiền thưởng kèm theo danh hiệu Lao động tiên tiến của người lao động có phải là thu nhập chịu thuế TNCN không?
- Khi nào doanh nghiệp bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn được sử dụng hóa đơn?
- CIT là thuế gì? Thời gian nộp CIT tại Việt Nam trong năm 2024 là khi nào?
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới nhất theo Nghị định 144?