Người bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chết thì xử lý thế nào?
Người bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chết thì xử lý thế nào?
Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
1. Trường hợp người bị xử phạt đã chết, mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành nội dung phạt tiền tại quyết định xử phạt nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo người bị xử phạt chết, mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản.
Trường hợp quyết định xử phạt không có nội dung áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
...
Như vậy, người bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chết thì không thi hành nội dung phạt tiền tại quyết định xử phạt nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không có thì sẽ đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
Người bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chết thì xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ xác định người bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chết là gì?
Theo khoản 2 Điều 41 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
...
2. Căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản:
a) Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết, mất tích (bản chính hoặc bản sao theo quy định) đối với trường hợp cá nhân chết, mất tích;
b) Thông báo về việc doanh nghiệp, hợp tác xã giải thể của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị giải thể; thông báo chấm dứt mã số thuế của cơ quan thuế đối với trường hợp tổ chức bị giải thể không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã (bản chính hoặc bản sao theo quy định);
c) Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản (bản chính hoặc bản sao theo quy định).
...
Như vậy, căn cứ xác định người bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chết là giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết, mất tích.
Ai sẽ thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả của người bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chết?
Theo khoản 4 Điều 41 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
...
4. Việc kế thừa nghĩa vụ thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả của cá nhân đã chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
a) Những người nhận thừa kế có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Trường hợp di sản thừa kế chưa được chia thì việc tiếp tục thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện.
Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức nhận di sản theo di chúc thì có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thừa kế thì thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
b) Người được Tòa án giao quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt (biện pháp khắc phục hậu quả) trong phạm vi tài sản được giao quản lý thay cho người mất tích.
c) Tổ chức bị giải thể là đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giải thể do tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác hoặc giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam thì tổ chức bị giải thể không được miễn thi hành hình thức phạt tiền tại quyết định xử phạt.
Như vậy, người nhận thừa kế của người bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế chết sẽ là người thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nếu không có hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thừa kế thì sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
- Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật là bao nhiêu?
- Trường hợp nào không được làm nhân viên đại lý thuế?
- Người nộp thuế có thể nộp tiền thuế ở đâu?
- Phương pháp nào được áp dụng khi phân bổ thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán?
- Cá nhân kinh doanh thua lỗ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Cách lấy mã vạch hải quan online như thế nào? Ứng dụng mã vạch trong công tác giám sát hải quan ra sao?
- Hồ sơ khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gồm những giấy tờ gì?
- Hướng dẫn lập mẫu Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 chi tiết?
- Đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước có được miễn tiền thuê đất?
- Chi cục Thuế quận 7 ở đâu? Thời gian làm việc của Chi cục Thuế quận 7 là mấy giờ?